Nhiều ngành học mang tính chất sống còn như các ngành khoa học cơ bản, khoa học nhân văn không thu hút được thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay
Tỉ lệ “chọi” dưới 1
Tại Trường ĐH Khoa học thuộc ĐH Huế, số hồ sơ nhận được của ngành toán là 29 hồ sơ trên 59 chỉ tiêu, tỉ lệ này ở một số ngành khác lần lượt là: toán ứng dụng: 10/50, triết học: 34/40, lịch sử: 43/80, ngôn ngữ học: 10/40, vật lý học: 43/50.
Tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM, ngành vật lý chỉ nhận được 84 hồ sơ trên 120 chỉ tiêu; tỉ lệ này ở ngành văn là 71/120. Tại ĐH Đà Nẵng, ngành văn học nhận được 87 hồ sơ trên 150 chỉ tiêu, vật lý: 47/50, văn hóa học: 23/50...
Các ngành học mang tính đặc thù lại càng ảm đạm. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Văn hóa TPHCM, cho biết năm nay lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào trường giảm 200 bộ so với năm ngoái (1.865 bộ). Số hồ sơ giảm chủ yếu rơi vào ngành thư viện (chỉ thu được 73 bộ so với vài trăm bộ như mọi năm). Trong đó, ngành bảo tàng chỉ nhận được 35 hồ sơ, ngành văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam 31 hồ sơ. Đây là 2 ngành học nhiều năm trở lại đây không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí ngành văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam năm ngoái chỉ tuyển được 7 sinh viên.
Cải thiện “đầu ra”
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng các ngành khoa học cơ bản rất cần thiết, mang tính chất sống còn bởi có nghiên cứu cơ bản thì mới có ứng dụng. Tuy nhiên hiện nay, thí sinh vẫn đang giữ xu hướng chạy theo các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng mà bỏ rơi các ngành khoa học cơ bản.
Nguyên nhân của sự lệch lạc này, theo PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, do sinh viên ra trường làm việc ở những ngành này có mức lương không cao, cơ hội việc làm hạn hẹp, như tốt nghiệp ngành toán, lý chỉ có thể làm nghiên cứu hoặc đi dạy. Ngoài ra, do các ngành khoa học cơ bản không có mặt trên thị trường một cách rõ ràng, không “mua bán” được nên người học ít lựa chọn hơn so với những ngành có sản phẩm hoặc tính ứng dụng dễ dàng trong thực tế.
Ông Nguyễn Thanh Tùng cho rằng với việc hồ sơ đăng ký dự thi quá ít, nhiều khả năng một số ngành không thể tuyển đủ chỉ tiêu trong khi vẫn phải duy trì ngành học khiến trường lỗ lớn. Phần lớn các ngành khó tuyển là những ngành mang tính đặc thù, kén người học và hệ thống cơ quan Nhà nước chỉ tuyển rất hạn chế; bên cạnh đó, một số ngành trong lĩnh vực văn hóa - xã hội có chế độ tiền lương chưa thỏa đáng nên khó thu hút người học.
Tốt nghiệp ĐH, không ít cử nhân chưa kịp vui đã tỏ ra hoang mang trước nguy cơ thất nghiệp. Có những cử nhân hăm hở đi xin việc và chờ đợi mỏi mòn....
(HBĐT) - Nhân dịp tổng kết năm học 2011-2012 và kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, vừa qua, tại huyện Lạc Thủy, Công ty cổ phần ĐTNLXDTM Hoàng Sơn tặng 333 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó có nhiều thành tích trong học tập tại trường tiểu học và trung học cơ sở xã Cố Nghĩa và xã Đồng Môn. Tham dự lễ trao quà có đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh, lãnh đạo Công ty và đông đảo thầy cô, học sinh 2 trường.
Chiều 4/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tổng kết công tác thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2012.
Tại buổi họp báo "hậu" thi tốt nghiệp THPT chiều tối 4/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, vẫn duy trì kỳ thi này đến năm 2015, sau đó mới xem xét bỏ hay không...".
Ngủ ít hơn, nhìn đồng hồ nhiều hơn, tất bật từ 3g sáng tới tận 12g đêm xung quanh chuyện ăn - ngủ - sinh hoạt - thi cử của học trò. Đó là hình ảnh của các giáo viên quản nhiệm trường nội trú.
Năm nay, đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn yêu cầu thí sinh viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về chủ đề: "Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội'. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người đã không buông tha thói dối trá trong chính các kỳ thi tốt nghiệp cách đây 6 năm cho hay, ngành giáo dục ra đề này cho thí sinh nhưng chính lãnh đạo cũng sẽ không làm được.