Anh Hương đang hái rau cho phiên chợ ngày mai.
Quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhưng vì cái nghiệp học lớn lao của con mình, gia đình anh Triệu Văn Hương vẫn quyết tâm nuôi 3 con học đại học. Gia đình anh là niềm tự hào của cả bản người Dao nơi miền sơn cước.
Trong một lần về thăm làng người Dao, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa), chúng tôi được biết gia đình anh Triệu Văn Hương, tuy cuộc sống còn bộn bề khó khăn nhưng vợ chồng anh đã vượt khó nuôi 3 con học đại học.
Bản Dao nằm biệt lập dưới chân những dãy núi đá cao, nơi đây có không đầy một trăm nóc nhà cũ kỹ, rêu phong mọc thưa thớt nép mình sau những tán cây rừng. Bà con chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, suốt ngày “đầu tắt mặt tối” làm lụng.
Vừa tâm sự, anh vừa đưa mắt nhìn lên phía bức tường loang lổ, ố màu với chi chít những tấm giấy khen của các con. Hiện nay, con trai đầu của gia đình là em Triệu Văn Hùng, sinh năm 1988, đang học năm thứ 3 Học viện hành chính Quốc gia; con gái thứ hai là Triệu Thị Ngân, sinh năm 1990, học năm cuối ĐH Công nghiệp Hà Nội và con gái út là Triệu Thị Nga, sinh năm 1992, vừa kết thúc năm thứ nhất Học viện Tài chính. Các con của gia đình anh suốt những năm học bậc tiểu học cho đến phổ thông đều là những hoc sinh giỏi toàn diện của trường. Riêng Nga, năm lớp 12, em đã đạt giải khuyến khích môn Toán trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Nói về các con của mình, chị Dương Thị Cúc (vợ anh Hương) tâm sự: “Hai vợ chồng tôi ngày xưa được học ít lắm, chỉ để cho biết cái chữ, cũng không biết gì để mà dạy chúng nó cả, tự các cháu đi học tiếp thu bài vở thôi”.
Những năm tháng học phổ thông, ngoài giờ lên lớp, các con của anh chị vẫn lao động cùng bố mẹ, nhưng không vì thế mà các em để ảnh hưởng đến việc học. Vừa giúp bố mẹ, nhưng bảng thành tích trong các năm học thì thật đáng khâm phục.
Các con lần lượt vào đại học, cùng một lúc vợ chồng anh Hương phải nuôi cả ba con theo học giữa thủ đô với chi phí hàng tháng lên đến gần chục triệu. Không ngành nghề, không vốn liếng, có nhiều lúc, gia đình anh lâm vào khó khăn vô cùng, tưởng như không thế vượt qua khi chỉ nhìn vào vài sào ruộng. Nhưng với suy nghĩ không thể để các con bỏ học, anh chị bắt đầu tăng gia nuôi trâu, nuôi heo, quyết định làm đủ mọi nghề để có tiền chu cấp hàng tháng cho các con. Vừa vay mượn, vừa đi làm thuê làm mướn, ai thuê việc gì anh chị cũng làm như chặt mía thuê, cắt cỏ thuê, lên nương lên rẫy cày thuê, cuốc mướn… miễn là có được tiền đến tháng gửi cho các con là anh chị đều làm không quản khó nhọc.
Nhắc đến sự khó khăn vất vả, ánh mắt rơm rớm nhưng ẩn sâu bên trong là một niềm hạnh phúc vô bờ bến của anh Hương: “Mình nghèo lắm rồi, khổ lắm rồi, muốn các con không giống mình thì chỉ còn cách phải theo đuổi con chữ, không học thì không bao giờ thoát nghèo. Hai vợ chồng tự nhủ còn sức khỏe thì còn cố gắng cho con cái học hành đến cùng. Nhìn các con chăm ngoan, học giỏi là chúng tôi thấy hạnh phúc lắm”.
Không phụ công lao của bố mẹ, các con anh chị rất chăm học và luôn giành được học bổng. Ngoài giờ lên giảng đường, các em đều đi làm thêm để kiếm tự trang trải một phần cuộc sống và việc học của mình.
Ông Hoàng Văn Toàn - Chủ tịch Hội Khuyến học xã Cẩm Bình cho biết: “Gia đình anh Hương là một gia đình hiếu học nhiều năm nay. Các con của anh Hương luôn là những học sinh ngoan và học giỏi, các cháu xứng đáng là tấm gương sáng cho bản người Dao, cho những học sinh ở xã Cẩm Bình noi theo”.
Theo Dantri
Dư luận hiện quan tâm tới việc nên có cách ứng xử ra sao cho hợp tình, hợp lý với thí sinh trực tiếp quay những đoạn phim đó.
Tốt nghiệp ĐH, không ít cử nhân chưa kịp vui đã tỏ ra hoang mang trước nguy cơ thất nghiệp. Có những cử nhân hăm hở đi xin việc và chờ đợi mỏi mòn....
(HBĐT) - Nhân dịp tổng kết năm học 2011-2012 và kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, vừa qua, tại huyện Lạc Thủy, Công ty cổ phần ĐTNLXDTM Hoàng Sơn tặng 333 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó có nhiều thành tích trong học tập tại trường tiểu học và trung học cơ sở xã Cố Nghĩa và xã Đồng Môn. Tham dự lễ trao quà có đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh, lãnh đạo Công ty và đông đảo thầy cô, học sinh 2 trường.
Chiều 4/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tổng kết công tác thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2012.
Tại buổi họp báo "hậu" thi tốt nghiệp THPT chiều tối 4/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, vẫn duy trì kỳ thi này đến năm 2015, sau đó mới xem xét bỏ hay không...".
Ngủ ít hơn, nhìn đồng hồ nhiều hơn, tất bật từ 3g sáng tới tận 12g đêm xung quanh chuyện ăn - ngủ - sinh hoạt - thi cử của học trò. Đó là hình ảnh của các giáo viên quản nhiệm trường nội trú.