Phụ huynh chờ mua hồ sơ dự tuyển cho con tại trường mầm non Sơn Ca.

Phụ huynh chờ mua hồ sơ dự tuyển cho con tại trường mầm non Sơn Ca.

(HBĐT) - Trên địa bàn TPHB hiện có 21 trường mầm non. Trong đó có 19 trường công lập, 2 trường tư thục, 2 điểm trường cùng hơn 30 nhóm trẻ gia đình. Bắt đầu từ ngày 9/7, tất cả các trường mầm non công lập trên địa bàn cùng đồng loạt bán hồ sơ dự tuyển năm học 2012-2013. Theo quan sát của chúng tôi, công tác tuyển sinh năm nay nề nếp và trật tự hơn các năm trước. Tuy nhiên, tâm lý mong muốn cho con được học trường công lập trong khi chỉ tiêu tuyển sinh có hạn đã làm cho không khí ngay từ buổi sáng sớm “nóng” lên, nhất là tại các trường ở khu vực trung tâm.

 

Trường mầm non Đồng Tiến được ghi nhận là một trong những trường áp lực nhất. Bởi, cả phường có hơn 20 tổ dân phố, dân cư đông nhưng chỉ có một trường mầm non. Mặc dù trước đó, nhà trường đã thông báo công khai thời gian bán hồ sơ là từ 7 giờ 30 phút nhưng từ 5 giờ sáng đã có nhiều phụ huynh túc trực ở cổng trường xếp hàng chờ. Bà Lê Thị Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mùa tuyển sinh năm nào nhà trường cũng gặp áp lực. Với CSVC hiện có, nhà trường chỉ bố trí được 11 nhóm lớp với 29 GV. Năm học 2012-2013, trường được phòng GD&ĐT cho phép tuyển 335 cháu. Trong đó, số trẻ 5 tuổi phải ưu tên tuyển 100% đã là 269 cháu, chiếm khoảng 80% tổng số học sinh. Còn lại 29 chỉ tiêu dành cho trẻ 4 tuổi, 35 chỉ tiêu dành cho trẻ 3 tuổi và 28 chỉ tiêu dành cho trẻ 2 tuổi. Trong khi đó, trong danh sách phổ cập của phường có đến 215 trẻ 4 tuổi, 191 trẻ 3 tuổi, 202 trẻ 2 tuổi. Như vậy, nhà trường không thể đáp ứng hết nhu cầu học của trẻ trên địa bàn. Nhà trường đã dán thông báo công khai chỉ tiêu, đối tượng tuyển đối với từng nhóm tuổi ở cổng trường để các bậc phụ huynh nắm được. Một số ý kiến thắc mắc của phụ huynh, lãnh đạo nhà trường đã tiếp thu và giải thích rõ ràng. Bức xúc của phụ huynh là dễ hiểu nhưng để giải quyết được vấn đề này, cốt lõi nhất chính là CSVC. Nhà trường hiện đang tiến hành các thủ tục mở rộng diện tích, tăng cường thêm phòng học.

 

Hiện tượng xếp hàng chờ mua hồ sơ từ tờ mờ sáng cũng diễn ra tại trường mầm non Tân Thịnh A, Sơn Ca, Unicef… Theo bà Vũ Thị Như Hoa, Hiệu trưởng trường mầm non Tân Thịnh A thì đó là hành động tự phát, tự làm khổ mình của phụ huynh. Cho dù có đến sớm hơn đi chăng nữa thì đúng 7 giờ, nhà trường mới bắc loa gọi tên những phụ huynh có con trong danh sách phổ cập và đến 7 giờ 30 phút mới bán hồ sơ. Hồ sơ bán ra cũng không giới hạn nhưng chỉ tiêu, đối tượng tuyển, tháng tuyển đã được thông báo công khai cho điểm trường trung tâm và điểm trường khu Năng Lượng. Năm học này, nhà trường được phép tuyển mới 41 cháu tuổi nhà trẻ, 50 cháu tuổi mẫu giáo. CSVC nhà trường chỉ đáp ứng tuyển được khoảng 35% số trẻ nhà trẻ, 70% trẻ 3 tuổi, 80% trẻ 4 tuổi trên địa bàn. Nhờ tổ chức bán hồ sơ một cách công khai, khoa học nên tạo được sự hài lòng, trật tự, nề nếp, không có cảnh chen lấn, xô đẩy. Đó cũng là nhận xét của bà Lê Thị Huyền ở tổ 4, phường Tân Thịnh, phụ huynh cháu Vũ Minh Khánh, 29 tháng tuổi về công tác tuyển sinh của nhà trường.

 

Còn tại trường mầm non Sơn Ca, không khí “nóng” kéo dài đến gần trưa. Bởi, nhiều phụ huynh mặc dù có con không thuộc tháng tuyển được ưu tiên cũng cố chờ đợi mua và đăng ký hồ sơ dự tuyển. Không ít phụ huynh buồn rầu khi đọc bảng thông báo được dán ngay cổng trường. Một phụ huynh dấu tên cho biết: Con chị năm nay đã 4 tuổi và phải học tư thục. Năm nào chị cũng đến xếp hàng mua hồ sơ nhưng không thuộc tháng tuổi tuyển nên xét không được. Chị thắc mắc tại sao lại có trường hợp trẻ có hộ khẩu ở phường khác mà lại được học ở trường trong khi con chị lại không được. Giải thích về trường hợp này, chị Kim Thị Hồng, Phó phòng GD&ĐT TPHB cho biết: Đó chỉ là rất ít trường hợp là con ruột của cán bộ đang công tác tại UBND thành phố để tiện đưa đón do hoàn cảnh, yêu cầu công việc hay phải về muộn. Trường tiền thân cũng là trường Liên Cơ (liên cơ quan). Trường hợp này phải có giấy xác nhận, đề nghị của lãnh đạo thành phố, sau đó phòng kiểm tra lại kỹ lưỡng.

 

Theo tổng điều tra phổ cập tính đến tháng 4/2012, toàn thành phố hiện có trên 8.000 trẻ từ 0 – 5 tuổi. Trong đó, có 5.157 trẻ độ tuổi mẫu giáo. Chị Kim Thị Hồng, Phó phòng GD&ĐT thành phố cho biết: Căn cứ vào 2 yếu tố chính là phòng học, giáo viên, phòng phân bổ chỉ tiêu tuyển cho từng trường. Hiện, ở bậc học mầm non có 178 phòng (kiên cố 141 phòng, bán kiên cố 33 phòng, 4 phòng mượn). Đội ngũ giáo viên có 405 người (biên chế 275, ngoài biên chế 130). Ở thời điểm này, việc đáp ứng được 100% nhu cầu trẻ được học ở trường công lập là không thể. Năm học 2012 – 2013, tất cả các trường công lập được tuyển 27 nhóm tuổi nhà trẻ với 639 cháu (tuyển mới 624 cháu), mẫu giáo tuyển 135 lớp với 4.056 cháu (tuyển mới 1.128 cháu). Các trường chỉ đáp ứng được khoảng trên 70% số trẻ có nhu cầu, đặc biệt đối với nhóm lớp nhà trẻ thì chỉ đáp ứng được 21,2%. Thực hiện chương trình PCGDMN 5 tuổi, thành phố ưu tiên tuyển 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, tiếp đến xét tuyển trẻ 4 tuổi, nếu còn chỉ tiêu sẽ tuyển tiếp trẻ 3 tuổi. Riêng nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi, ưu tiên tuyển đối tượng đủ 24 tháng tuổi để đảm bảo độ tuổi nhà trẻ trong cả năm học theo chương trình của Bộ GD&ĐT.  

 

Để giải quyết được vấn đề “thừa trẻ, thiếu trường”, theo chị Kim Thị Hồng, trước hết, Phòng GD-ĐT thành phố chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc công tác xét tuyển theo hướng công khai, minh bạch. Đồng thời, phối hợp với lực lượng công an kiểm tra hộ khẩu, tránh tình trạng “ hộ khẩu ảo” để đảm bảo trẻ ra lớp được đúng đối tượng. Cùng với đó, đẩy mạnh thực hiện XHH giáo dục, đề xuất đầu tư thêm CSVC cho bậc mầm non.

 

                                                                           Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Buổi học tiếng Anh do giảng viên nước ngoài giảng dạy tại trường mầm non tư thục Sao Mai.

Sĩ tử thở phào với tiếng Anh, nhăn trán với Hóa học

Kết thúc môn thi cuối kỳ thi đại học vào sáng nay (5/7), nhiều thí sinh thi khối A với môn Hóa đều ngao ngán lắc đầu bởi đề dài. Tuy nhiên, với những sĩ tử thi Tiếng Anh khối A1 lại thở phào nhẹ nhõm vì phần lớn đều hoàn thành khá tốt bài thi.

Bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát Ban thanh tra nhân dân xã, thị trấn cho trên 70 học viên

(HBĐT) - Thực hiện chương trình công tác MTTQ năm 2012, trong 3 ngày từ 3-5/7, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ban Thường trực MTTQ huyện Kỳ Sơn khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát Ban thanh tra nhân dân xã, thị trấn cho trên 70 học viên là Chủ tịch MTTQ, trưởng, phó Ban Thanh tra nhân dân các xã, thị trấn trong huyện.

Năm học 2011 - 2012, ngành GD&ĐT tiếp tục tạo được dấu ấn về chất lượng toàn diện

(HBĐT) - Năm học 2011-2012, ngành GD&ĐT tỉnh ta có những điểm tựa vững vàng trong hành trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Sự nghiệp GD&ĐT tỉnh 3 năm liên tục từng được Bộ GD&ĐT tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc; thành tựu 20 năm xây dựng và trưởng thành sau thời kỳ tái lập tỉnh. Cũng là năm tỉnh tổ chức đại hội giáo dục, đánh giá nhìn nhận sự vào cuộc của các cấp, ngành và toàn dân cùng chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT trên quê hương Hoà Bình.

Trên 100 phụ nữ có trình độ thạc sĩ và tương đương tiến sĩ

(HBĐT) - Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh đã có trên 5.000 lượt cán bộ nữ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, QLNN, LLCT, chiếm 40% tổng số cán bộ được đào tạo. Trong đó, đào tạo cao cấp LLCT 147 người; đào tạo sau ĐH, chuyên viên chính trên 100 người. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 100 phụ nữ có trình độ thạc sĩ và tương đương tiến sĩ.

Sốt sắng “chạy đua” cho con luyện chữ vào lớp 1

(HBĐT) - Với mỗi gia đình, khi con bước vào lớp 1 là một bước ngoặt lớn. Vì vậy, ngoài việc chăm sóc cho con được khỏe mạnh về thể chất, tinh thần, các bậc làm cha, làm mẹ không quên chuẩn bị cho con chút vốn liếng cơ bản là biết đọc, biết viết để không thua kém bạn bè và không bị “đuối sức” khi bước vào học chính thức. Bởi những căn nguyên đó nên dù không phải chịu áp lực thi cử để vào các trường điểm như các thành phố lớn nhưng từ nhiều năm nay, trên địa bàn thành phố Hòa Bình, việc cho con đi luyện chữ trong dịp hè đã trở thành phong trào.

Lương Sơn hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

(HBĐT) - Triển khai thực hiện Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi, huyện Lương Sơn gặp không ít khó khăn về đội ngũ giáo viên, CSVC, nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa đầy đủ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao… Mặc dù vậy, với sự đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp vào cuộc quyết liệt của các tổ chức CT-XH, đến tháng 5/2012, huyện đã hoàn thành chương trình đúng kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục