(HBĐT) - Theo Sở GD&ĐT, việc tuyển sinh vào các loại hình THPT năm học 2012-2013 vẫn thực hiện theo hai phương thức: thi tuyển và xét tuyển. Trong đó, thi tuyển áp dụng đối với các đơn vị có có số thí sinh đăng ký dự tuyển nhiều hơn kế hoạch được giao; xét tuyển áp dụng đối với các đơn vị còn lại.
Kỳ thi tuyển sinh được tổ chức làm 2 đợt. Đợt I đã được tổ chức thi (trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ). Đợt II: tổ chức thi vào các trường THPT trên toàn tỉnh và trường Dân tộc nội trú tỉnh. Thời gian được ấn định: vào ngày 18, 19/7 và ngày 20/7 (trường Phổ thông DTNT tỉnh tổ chức thi vào lớp chất lượng cao). Các môn thi vào THPT gồm ngữ văn, toán và ngoại ngữ (tiếng Anh). Sở cũng đã giao chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 cho các đơn vị với tổng số là 225 lớp (8.824 học sinh). Một số trường từng tổ chức thi tuyển trong năm học trước được giao chỉ tiêu: trường THPT Công Nghiệp (360 học sinh), THPT Kim Bôi A ( 360 học sinh), trường THPT 19-5 (324 học sinh), THPT Đà Bắc (200 học sinh)...Trường phổ thông DTNT tỉnh được tuyển sinh 245 học sinh; học sinh cả 2 hệ phổ thông và chất lượng cao đều thi cùng đề, cùng lịch thi các trường THPT. Học sinh không đỗ vào trường DTNT tỉnh sẽ lấy kết quả để tham gia xét tuyển vào các trường THPT đã đăng ký, nguyện vọng. Theo chỉ đạo và hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh: mỗi trường đều đã thành lập một hội đồng tuyển sinh và một hội đồng coi thi, đồng thời chủ động triển khai các phần việc chuyên môn liên quan đến công tác tuyển sinh. Mọi nỗ lực đều phấn đấu cho kỳ tuyển sinh an toàn, chính xác, công bằng, khách quan, đúng quy chế./.
Văn Tưởng
(HBĐT) - Năm học 2011-2012, ngành GD&ĐT tỉnh ta có những điểm tựa vững vàng trong hành trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Sự nghiệp GD&ĐT tỉnh 3 năm liên tục từng được Bộ GD&ĐT tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc; thành tựu 20 năm xây dựng và trưởng thành sau thời kỳ tái lập tỉnh. Cũng là năm tỉnh tổ chức đại hội giáo dục, đánh giá nhìn nhận sự vào cuộc của các cấp, ngành và toàn dân cùng chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT trên quê hương Hoà Bình.
(HBĐT) - Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh đã có trên 5.000 lượt cán bộ nữ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, QLNN, LLCT, chiếm 40% tổng số cán bộ được đào tạo. Trong đó, đào tạo cao cấp LLCT 147 người; đào tạo sau ĐH, chuyên viên chính trên 100 người. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 100 phụ nữ có trình độ thạc sĩ và tương đương tiến sĩ.
(HBĐT) - Với mỗi gia đình, khi con bước vào lớp 1 là một bước ngoặt lớn. Vì vậy, ngoài việc chăm sóc cho con được khỏe mạnh về thể chất, tinh thần, các bậc làm cha, làm mẹ không quên chuẩn bị cho con chút vốn liếng cơ bản là biết đọc, biết viết để không thua kém bạn bè và không bị “đuối sức” khi bước vào học chính thức. Bởi những căn nguyên đó nên dù không phải chịu áp lực thi cử để vào các trường điểm như các thành phố lớn nhưng từ nhiều năm nay, trên địa bàn thành phố Hòa Bình, việc cho con đi luyện chữ trong dịp hè đã trở thành phong trào.
(HBĐT) - Triển khai thực hiện Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi, huyện Lương Sơn gặp không ít khó khăn về đội ngũ giáo viên, CSVC, nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa đầy đủ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao… Mặc dù vậy, với sự đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp vào cuộc quyết liệt của các tổ chức CT-XH, đến tháng 5/2012, huyện đã hoàn thành chương trình đúng kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Thời điểm này, cùng với các huyện, thành phố khác, huyện Cao Phong đã về đích trong công tác PCGD mầm non trẻ 5 tuổi. Để đạt được kết quả đó, không phải là một sớm, một chiều mà bằng cả sự phấn đấu của huyện về phát triển ngành học mầm non nói riêng và sự nghiệp GD&ĐT nói chung. Nhiều năm qua, đội ngũ giáo viên mầm non được quan tâm đặc biệt về nhiều mặt. Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp đạt trên 70%, đặc biệt trẻ mẫu giáo đạt trên 98% (trẻ 5 tuổi huy động đạt 100%), nên có nhiều thuận lợi khi thực hiện PCGD mầm non trẻ 5 tuổi.
(HBĐT) - Bạn Trần Văn Hùng (thành phố Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết quy định của pháp luật xung quanh việc chấm dứt hợp đồng học nghề?