Thầy và trò trường PT DTNT tỉnh tại hội thi VH-TT các trường PT DTNT toàn quốc lần thứ VI tại Quảng Ngãi.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, bên cạnh những hoạt động giảng dạy chính khóa, trường PT DTNT tỉnh còn đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Xuất phát từ mục đích tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em tự tin, năng động và có thêm kỹ năng sống, mô hình sinh hoạt “30 phút vàng” ra đời.
Được BCH Đoàn trường xây dựng và đi vào hoạt động được 4 năm, đến nay mô hình “30 phút vàng” đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của các bạn học sinh vào sáng thứ hai hàng tuần. Đây được xem là kết quả bước đầu hết sức đáng mừng không chỉ đối với BCH Đoàn trường mà còn với tất cả các thầy, cô giáo, BGH trường PT DTNT tỉnh.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bí thư Đoàn trường cho biết: Khi mới được xây dựng, việc lựa chọn thời gian triển khai mô hình là một bài toán khó đối với BCH Đoàn trường vì áp lực về thời gian học tập trên lớp của các em học sinh rất lớn. Việc chọn thời điểm vào sáng thứ hai, 30 phút trước giờ chào cờ là một sáng tạo vì vừa chọn được thời gian phù hợp, vừa không ảnh hưởng đến lịch hoạt động chung của nhà trường. Hơn nữa, sáng thứ hai luôn là một buổi sáng có ý nghĩa trong tuần, buổi sáng khởi đầu một tuần mới đầy hào hứng. Do đó Đoàn trường gọi 30 phút đó là “30 phút vàng”. Thầy cho biết thêm, hình thức tổ chức mô hình rất đa dạng, luôn thay đổi để tạo không khí mới mẻ, bất ngờ cho học sinh tham gia như: điểm báo, bình luận ảnh qua phông chiếu, kịch ngắn, kể chuyện… Các chương trình đều được thực hiện theo kế hoạch và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Mỗi tháng, chương trình mời một vị khách có uy tín đến giao lưu với các bạn học sinh thông qua hình thức kể chuyện, thuyết trình hoặc diễn kịch. Đồng thời, các thầy, cô giáo làm chương trình còn xây dựng một hệ thống các câu hỏi tương tác để các em có thể được trực tiếp giao lưu với những vị khách mời đó.
Nội dung của các buổi sinh hoạt không trùng lặp trên cơ sở các nội dung bổ trợ cho kiến thức trên lớp của học sinh. Bên cạnh hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống dân tộc thì giáo dục chuyên đề cũng luôn được các thầy, cô giáo làm chương trình chú trọng. Giải đáp thắc mắc cho các em về các kiến thức văn hóa trên lớp, đồng thời đưa ra tình huống thực tế để học sinh thảo luận, qua đó dạy văn hoá giao tiếp (nói, tranh luận, thuyết phục..) kỹ năng xác định giá trị (đúng, sai, tốt, xấu..), xử lý tình huống...
Cùng với đó, nội dung các buổi sinh hoạt về giáo dục Luật An toàn giao thông đường bộ, giáo dục SKSS vị thành niên, giáo dục phòng tránh ma túy, HIV/AIDS luôn là những buổi sinh hoạt sôi động, thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham gia tích cực. Ở những nội dung sinh hoạt này, học sinh có cơ hội, nâng cao kỹ năng sống, phát triển toàn diện. Em Bùi Thị Lan – lớp 12B, khóa 2010 - 1013 chia sẻ: “Từ những buổi sinh hoạt như thế này, chúng em có điều kiện ôn lại kiến thức đã học, đồng thời học hỏi thêm nhiều điều bổ ích từ thực tế, qua đó tạo cho mình ý thức vươn lên, năng động hơn trong cuộc sống”. Nhiều phụ huynh và các em học sinh thừa nhận và khẳng định rằng, mô hình sinh hoạt “30 phút vàng” của nhà trường đã giúp các em phát triển hài hòa, vừa bảo đảm kiến thức nền tảng, vừa giúp các em cảm thụ những giá trị tinh thần hữu ích.
Cũng chính nhờ thực hiện tốt những hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mà chất lượng giáo dục toàn diện của trường PT DTNT tỉnh có nhiều tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Ngoài các giải học sinh giỏi các môn văn hóa tăng về số lượng, chất lượng, học sinh nhà trường còn đạt nhiều giải cao trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT do Sở GD&ĐT và Đoàn thanh niên tổ chức.
Bằng những kết quả đạt được, năm 2012 mô hình “30 phút vàng” của BCH Đoàn trường PT DTNT tỉnh đã vinh dự là một trong 89 mô hình tiêu biểu được T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương trong lễ tuyên dương các mô hình tiêu biểu triển khai nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2007 – 2012 diễn ra tại thủ đô Hà Nội.
Thanh Huyền
(Tỉnh Đoàn TN)
(HBĐT) - Ngày 14/8, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên giỏi năm học 2011 - 2012.
(HBĐT) - Ngày 15/8, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức sàn giao dịch việc làm năm 2012, thu hút gần 1.000 lao động trong độ tuổi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn.
(HBĐT) - Ở tỉnh ta, cũng hiếm có xã nào như Đông Lai (Tân Lạc) có 3 trường chuẩn quốc gia: mầm non, tiểu học, THCS. Trong đó, THCS Đông Lai là một trong 3 trường THCS của tỉnh được đề nghị UBND tỉnh khen thưởng (năm học 2011- 2012). Không chỉ các trường ở gần trung tâm huyện được quan tâm, thúc đẩy trong phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia mà nhiều trường vùng cao, khó khăn cũng được đầu tư đạt chuẩn như trường tiểu học Phú Vinh, hoặc có hướng xây dựng trong thời gian tới (trường THCS Lỗ Sơn, THCS Phú Cường). Guồng quay xây dựng trường chuẩn quốc gia của huyện Tân Lạc đang đi đúng hướng.
(HBĐT) - Mùa tựu trường đang đến, thị trường sách, thiết bị trường học sôi động hẳn lên. Ngoài hàng chục nhà sách, siêu thị, cửa hàng trên địa bàn thành phố Hòa Bình, thị trường sách, thiết bị, đồ dùng học tập tại các cửa hàng, nhà sách các huyện cũng rộn ràng không kém.
(HBĐT) - Ngày 12/8, tại nhà văn hóa xóm Trường Yên, xã Yên Mông (TPHB) đã diễn ra buổi gặp mặt và nói chuyện giữa đoàn cựu giáo chức trường TNLĐ XHCN Hòa Bình (1962 – 2012), đội thanh niên thánh Tám Thủ đô tình nguyện đi xây dựng kinh tế miền núi làm giàu cho Tổ quốc với cán bộ, giáo viên trường PT DTNT tỉnh và nhân dân xã Yên Mông .
(HBĐT) - Xác định công tác khuyến học là nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền các cấp, đoàn thể nhân dân và toàn xã hội. Huyện Cao Phong đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo ra phong trào khuyến học, khuyến tài rộng khắp trên địa bàn.