Giờ thực hành của học sinh lớp điện xí nghiệp của trường CĐ Nghề Hòa Bình.

Giờ thực hành của học sinh lớp điện xí nghiệp của trường CĐ Nghề Hòa Bình.

(HBĐT) - Tính đến nay, các cơ sở dạy nghề công lập trên dịa bàn tỉnh tuyển sinh được 2.500 chỉ tiêu, đạt 19,4 % kế hoạch năm và bằng 63,77% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, sơ cấp nghề 2.276 chỉ tiêu, trung cấp nghề 290 chỉ tiêu, cao đẳng nghề 35 chỉ tiêu. Ông Trần Đình Vui, Trưởng phòng quản lý Dạy nghề Sở LĐ – TB&XH tỉnh nhận định: sẽ khó đạt được chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề năm 2012.

 

Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 cơ sở dạy nghề công lập, trong đó 3 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề tại các huyện. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các trung tâm dạy nghề tuyến huyện chưa tổ chức tuyển sinh dạy nghề. Ngoài trung tâm dạy nghề huyện Lương Sơn mở được 3 lớp đào tạo nghề cho 116 chỉ tiêu bằng nguồn kinh phí của địa phương, còn lại các trung tâm dạy nghề  ở các huyện đều chưa mở được lớp nào. Bước vào tháng 8, nhiều trung tâm mới đang bắt đầu tuyển sinh học nghề. Trong đó, chủ yếu là chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Anh Bùi Thanh Hải – Giám đốc TT Dạy nghề huyện Đà Bắc cho biết: Trung tâm đang thông báo tuyển sinh 3 lớp đào tạo nghề cho hơn 100 chỉ tiêu với các nghề như chẻ tăm mành, chổi chít, nuôi lợn, đan rọ tôm. Đây là các nghề đã được khảo sát, thực hiện theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ với nhiều ưu đãi như được miễn học phí, được hỗ trợ phi sinh hoạt, đi lại. Tuy nhiên, với đặc thù là mở lớp ngay tại cơ sở, việc tuyển sinh và đưa vào học luôn là rất khó. Tương tự, trung tâm dạy nghề huyện Mai Châu cũng mới tuyển sinh được 4 lớp bao gồm các nghề: may, dệt thổ cẩm…theo chương trình đào tạo nghề cho nông thôn. Ông Trần Đình Vui cho biết: các trung tâm đào tạo nghề tuyến huyện hiện nay đa số chỉ đào theo theo đề án 1956 của chính phủ còn việc liên kết tuyển sinh đào tạo ít. Nguyên nhân là do kinh phí hạn hẹp, mặt khác cũng khó tuyển sinh.

 

Các trung tâm đào tạo nghề tuyển sinh muộn, tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh tình trạng khó tuyển sinh cũng đang diễn ra phổ biến. Năm 2012, trường CĐ Nghề Hòa Bình thông báo tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu, trong đó trung cấp nghề 500 chỉ tiêu, sơ cấp nghề là 700 chỉ tiêu, cao đẳng nghề 300 chỉ tiêu bao gồm các ngành học như: hàn, điện tử dân dụng, công nghệ ô tô, CNTT với hình thức xét tuyển. Nhà trường cũng đã đưa ra nhiều quyền lợi cho các em học sinh theo học như: được học chuyển tiếp lên ĐH, CĐ theo nhu cầu, học sinh thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo được miễn giảm học phí, được vay vốn ngân hàng để trang trải việc học tập, được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi ra trường. Tuy nhiên, hiện nay đã là tháng 8 nhưng thực tế, nhà trường vẫn chưa tuyển sinh đủ số chỉ tiêu đề ra.  Một số ngành học của nhà trường dự kiến tuyển sinh nhưng cũng không thể thực hiện được

 

Ông Trần Đình Vui, Trưởng phòng Quản lý dạy nghề Sở LĐ – TB&XH cho biết thêm: đào tạo nghề thấp là do kinh phí đào tạo nghề năm nay duyệt chậm hơn mọi năm. Tính đến hết tháng 7, Bộ LĐ – TBXH mới cấp kinh phí học nghề cho các tỉnh, từ đó mới phân bổ chỉ tiêu và kinh phí đến các huyện. Mặt khác, với 4,4 tỷ đồng được cấp thì kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn quá hạn hẹp. Điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không tuyển dụng lao động nên tình trạng học viên sau khi ra trường không tìm được việc làm khá phổ biến. Chính vì vậy, áp lực về bằng cấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tuyển sinh đầu vào năm nay.

 

Đào tạo nghề là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm xóa đói - giảm nghèo một cách bền vững. Trước mắt, ngành LĐ - TB&XH tỉnh đã nhanh chóng triển khai kinh phí đào tạo cho trung tâm dạy nghề. Tập huấn thống nhất lại cách thức tuyển sinh, mở lớp và cấp kinh phí cho các học viên. Đồng thời, tiến hành thanh tra diện rộng nhằm đánh giá chất lượng toàn bộ công tác đào tạo nghề.

                                                                              

                                                                      P.L

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục