Nhiều sinh viên trúng tuyển nguyện vọng 1 không nhập học đã làm đảo lộn nhiều dự tính của các trường. Nhiều trường phải thông báo xét tuyển thêm, trong khi nguồn tuyển đạt mức điểm cao đang khan hiếm dần

 
Tính đến ngày 11-9, chỉ có 2.228/2.750 sinh viên (SV) trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM đến làm thủ tục nhập học. Trong đó có ngành học SV nhập học chưa đạt 50%. Tại nhiều trường khác, số SV nhập học cũng không như dự tính khiến các trường phải tính toán lại chỉ tiêu xét tuyển NV bổ sung.
 
Sinh viên làm hồ sơ nhập học ở Trường ĐH Sư phạm TPHCM      Ảnh: TẤN THẠNH

Nhiều ngành thiếu sinh viên

Ngành hóa học Trường ĐH Sư phạm TPHCM, số SV trúng tuyển là 164 nhưng chỉ có 79 SV nhập học, ngành sư phạm hóa 96/137, ngành toán tin 114/168, sư phạm sinh 84/121, giáo dục tiểu học 135/170, sư phạm địa 140/164, sư phạm tiếng Anh 135/159, sư phạm kỹ thuật 130/153… Nếu so với chỉ tiêu tuyển sinh các ngành trên từ 130-150 SV/ngành thì chắc chắn nhiều ngành, trường sẽ đào tạo không đủ chỉ tiêu.

ThS Huỳnh Công Ba, Trưởng Phòng Công tác Chính trị và Học sinh SV, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết nguyên nhân SV nhập học không đủ là do nhiều em thi và đỗ cùng lúc 2-3 trường nên đã chọn một trường nào đó nhập học dù đã trúng tuyển NV1 tại trường ĐH này. Ông Ba cũng cho biết sau khi xét tuyển NV2, trường gọi bổ sung 1.587 SV trúng tuyển NV2 nhập học.

Trong khi trước đó, trường thông báo xét tuyển NV2 chỉ là 1.220 chỉ tiêu, chủ yếu là các ngành ngoài sư phạm. Như vậy, dù đã gọi tăng lên hơn 300 chỉ tiêu NV2 nhưng do nhiều ngành sư phạm không tuyển NV2, cộng với việc số lượng SV nhập học không đủ, nhiều ngành sư phạm tại trường ĐH này sẽ phải chấp nhận đào tạo thiếu, không gọi bổ sung nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo.

Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, trong ngày nhập học đầu tiên có khoảng 2.300 SV đến làm thủ tục, trong khi số thí sinh trúng tuyển NV1 là 2.900. Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác Học sinh SV của trường, cho biết phải chờ hết tháng 9 mới biết số lượng SV nhập học chính xác.

Dồn dập tuyển ngoài dự kiến

ThS Dương Tôn Thái Dương, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM), cho biết lúc đầu, trường gọi thí sinh trúng tuyển NV1 ở mức tối đa so với chỉ tiêu tuyển sinh, thế nhưng, do không lường được việc một số ngành SV không đến nhập học đủ nên từ việc không tuyển NV bổ sung, ngày 7-9, trường phải thông báo xét tuyển 210 chỉ tiêu cho 7 ngành học (mỗi ngành 30 chỉ tiêu). Điều đáng nói là mức điểm xét tuyển NV bổ sung vào trường khá cao: từ 22,5-28,5 điểm. Theo ThS Dương, dù nguồn tuyển ở mức điểm trên thời điểm này có thể sẽ không còn dồi dào nhưng trường không thể lấy điểm xét tuyển thấp hơn NV1.

Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM từ ngày 22-8 đã có thông báo hết chỉ tiêu NV2 và không nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ nữa. Tuy nhiên, sau khi SV đến làm thủ tục nhập học không như dự tính, đặc biệt, có ngành số lượng nhập học chỉ đạt 50%, trường đã phải thông báo xét tuyển tiếp 150 chỉ tiêu bổ sung hệ CĐ các ngành ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung - 70 chỉ tiêu), công nghệ thông tin (80 chỉ tiêu) và 255 chỉ tiêu hệ ĐH các ngành Đông Phương học (95 chỉ tiêu), du lịch khách sạn (30 chỉ tiêu), công nghệ thông tin (100 chỉ tiêu), ngoại ngữ (ngôn ngữ tiếng Trung Quốc: 30 chỉ tiêu).

Để bảo đảm công bằng trong việc xét tuyển, ThS Dương Tôn Thái Dương cho rằng việc xét tuyển NV bổ sung cần bảo đảm mức điểm tương đối ngang bằng với điểm chuẩn NV1 chứ không vì để tuyển đủ chỉ tiêu mà hạ điểm chuẩn. TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cũng cho rằng với việc bộ cho phép kéo dài thời gian xét tuyển, sau khi xét tuyển NV2, trường sẽ lường số SV ảo và sẽ tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu, tuy nhiên, điểm xét tuyển các đợt sẽ không thấp hơn điểm chuẩn NV1.
 
 
 
                                                                    Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khai giảng lớp dạy nghề nề- hoàn thiện xây dựng

(HBĐT) - Ngày 9/9, Trung tâm Dạy nghề Công ty CP 26/3 Hòa Bình tổ chức khai giảng lớp sơ cấp nghề nề- hoàn thiện xây dựng. Tham dự lễ khai giảng có lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH, Công ty CP 26/3 và 36 học viên là lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lớp học thuộc Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khai giảng các lớp đào tạo ngắn hạn triển khai đề án “Chuyển giao trí thức, công nghệ và đào tạo nhằm nâng cao năng lực phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”

(HBĐT) - Ngày 10/9, tại trường Chính trị tỉnh, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp khai giảng các lớp đào tạo ngắn hạn triển khai đề án “Chuyển giao trí thức, công nghệ và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ khai giảng.

Đóng cửa nguyện vọng bổ sung lần 1: Thí sinh “ảo” - Nhiều trường “gọi” nguyện vọng 2&3

Do có nhiều lý do khách quan có thể dẫn đến việc nhiều thí sinh chưa nhận được giấy chứng nhận kết quả thi trước ngày 31-8-2012 nên để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt đầu tiên của các trường không được sớm hơn ngày 7-9-2012 (tính theo dấu Bưu điện trong trường hợp hồ sơ xét tuyển gửi theo đường bưu điện). Nhiều trường lấy thời điểm này làm hạn chót nộp hồ sơ xét tuyển.

Khi học trò lớp 1 “lệch pha”

Nếu như trước đây, học trò lớp 1 thường “làm dữ” trong những ngày đầu đi học thì bây giờ, nhờ được “rèn” từ bậc mầm non, việc đến trường của trẻ thuận lợi hơn. Những trẻ bỏ qua bước đệm này thì bị “lệch pha” rất rõ so với bạn bè.

Trồng cây tình nguyện và trao học bổng cho 20 học sinh nghèo vượt khó học giỏi

(HBĐT) - Ngày 9/9, Tỉnh Đoàn Hòa Bình phối hợp với Ngân hàng Standard Chanrtered tại Việt Nam tổ chức chương trình trồng cây tình nguyện và trao học bổng cho 20 học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình: Năm mươi năm thực hiện lời Bác dạy

(HBĐT) - Cách đây 54 năm, ngày 1/4/1958, trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình (nay là trường PT DTNT tỉnh) được thành lập trên cơ sở một công trường thanh niên vừa lao động, vừa học văn hóa. Trường ra đời trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh và bước đầu xây dựng kinh tế, văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục