Bác Hồ thăm trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình ngày 17/8/1962. Ảnh: T.L
(HBĐT) - Cách đây 54 năm, ngày 1/4/1958, trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình (nay là trường PT DTNT tỉnh) được thành lập trên cơ sở một công trường thanh niên vừa lao động, vừa học văn hóa. Trường ra đời trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh và bước đầu xây dựng kinh tế, văn hóa.
Nhà trường là sản phẩm của sự sáng tạo, đề xuất của Tỉnh đoàn Thanh niên lúc bấy giờ, được Tỉnh ủy chấp nhận và ủng hộ, đồng thời cũng là một dấu ấn đặc biệt trong lịch sử xây dựng và phát triển của ngành GD&ĐT tỉnh. Trường do Tỉnh đoàn thanh niên tổ chức và trực tiếp chỉ đạo; một số cán bộ chủ chốt của Tỉnh đoàn như đồng chí Đoàn Văn Thố, Bí thư và đồng chí Trần Ngoạn, Phó Bí thư Tỉnh đoàn đã tham gia lãnh đạo trường. Mục tiêu của nhà trường nhằm thực hiện nguyên lý giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lê nin và đường lối giáo dục của Đảng là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội và quan trọng, sâu xa hơn là thông qua đó để đào tạo một lớp thanh niên mới có lý tưởng cách mạng, có trình độ văn hóa, sức khỏe và kỹ năng lao động, ý thức tổ chức kỷ luật để vững vàng bước vào cuộc sống sau này.
Với phương thức vừa học, vừa làm, trường đã mở ra mô hình đào tạo mới, thu hút đông đảo thanh niên các dân tộc trong tỉnh vừa học tập, vừa lao động và rèn luyện. Sau một thời gian xây dựng, đến năm 1962, trường đã mở rộng ra quy mô lớn, đủ chỗ ăn ở, học tập cho 1.200 học viên, trường trồng trên 100 ha sắn, nuôi hơn 700 con bò, xây dựng nhà máy chế biến sắn... bằng sức lao động, kiến thức được trang bị bước đầu, cán bộ, thầy và trò nhà trường đã tự giải quyết được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, học tập cho hàng nghìn học sinh các dân tộc của tỉnh. Bên cạnh đó, nhà trường đã tích lũy được một số vốn và đóng thuế cho Nhà nước. Phương thức vừa học, vừa làm của nhà trường đã thể hiện rõ nét mô hình đào tạo mới và rất đặc biệt, đó là: một lớp học đồng thời là một đơn vị sản xuất, một chi đoàn thanh niên và là trung đội dân quân tự vệ.
Hơn 4 năm sau ngày thành lập, ngày
Sau khi đi thăm cơ sở vật chất của nhà trường, Bác Hồ đã có buổi nói chuyện với trên 400 cán bộ lãnh đạo tỉnh, huyện, xã và hơn 1.200 cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. Người ân cần chỉ bảo: Trường này dạy cho thanh niên vừa học, vừa làm, như vậy là rất tốt. Nên học những ngành nghề gì quan hệ trực tiếp đến SXNN và nông thôn như: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng... Trước đây lúc tuổi thanh niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa học tập, nhưng lúc đó lao động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải tự làm thế để tự kiếm sống, nhưng vẫn dành thì giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được đến trường học đâu. Vì vậy, Bác khuyên các cháu lao động tốt để trở thành người lao động xã hội chủ nghĩa. Người yêu cầu: Đối với tỉnh Hòa Bình, phải làm sao huyện nào cũng đều có trường vừa học, vừa làm. Cuốn sổ vàng của nhà trường còn in đậm bút tích của Người với lời dạy: “Phải: Học tập tốt, lao động tốt; cố gắng mãi, tiến bộ mãi. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu phấn đấu không những của trường TNLĐ XHCN Hòa Bình mà còn là mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Năm 2012 này, chúng ta kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm trường. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường nhớ lại những năm tháng không thể nào quên của một thời gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang, một thời sôi sổi của một thế hệ thanh niên làm nên những kỳ tích trong xây dựng nhà trường kiểu mẫu, đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta có thể tự hào nhìn lại những bước tiến vượt bậc mà nhà trường đã trải qua.
Về GD&ĐT, chất lượng dạy và học được đặc biệt coi trọng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông, thi đỗ đại học ngày càng cao. Về bậc học, từ chỗ chỉ có cấp I, cấp II, cấp III, đến năm học 1970 - 1971, để đáp ứng yêu cầu đào tạo của địa phương, nhà trường đã mở phân hiệu đại học thí điểm theo phương thức vừa học, vừa làm theo sự chỉ đạo của Bộ Đại học. Lớp đại học của trường đã mở được 6 khóa với gần 500 sinh viên. Năm học 1975 - 1976, trường đã thực hiện đầy đủ chương trình của khóa học và làm lễ tốt nghiệp cho 59 kỹ sư nông nghiệp khóa I là con em các dân tộc miền núi về nhận công tác tại các huyện của tỉnh. Đối với các khóa tiếp theo, vào năm 1977, một năm sau hợp nhất tỉnh Hòa Bình và Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chuyển lớp đại học vừa học, vừa làm đặt tại Trường TNLĐXHCN Hòa Bình thành trường Cao đẳng Kỹ thuật Hà Sơn Bình do UBND tỉnh quản lý; sinh viên các khóa (từ khóa II đến khóa VI) được chuyển đi đào tạo tiếp về chuyên ngành tại trường đại học Nông nghiệp I, đại học Nông nghiệp II và đại học Lâm nghiệp. Sau khi ra trường, hầu hết sinh viên các khóa đã trở về Hòa Bình công tác; cũng như các anh chị khóa I, họ đều trở thành các cán bộ chuyên môn, quản lý của các cấp, các ngành trong tỉnh, một số đồng chí là cán bộ chủ chốt của tỉnh.
Về kinh tế, nhà trường tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, chế biến được hàng chục nghìn tấn sắn, ngô, mía, chăn nuôi hàng nghìn con trâu, bò... đáp ứng nhu cầu ăn, học của hàng nghìn học sinh mỗi năm. Đáng chú ý là nhà trường rất coi trọng việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện để học sinh có nhiều thời gian hơn dành cho học tập. Với hiệu quả toàn diện của công tác GD&ĐT và SX-KD, Trường TNLĐXH Hòa Bình đã trở thành điển hình tiên tiến của ngành GD&ĐT cả nước. Từ mô hình này, một loạt các trường vừa học, vừa làm trong tỉnh đã ra đời như: trường cấp III Công nghiệp thị xã Hòa Bình (có xưởng cho học sinh làm các đồ mộc, cót ép...), trường cấp III 19/5 Kim Bôi; các huyện đều phát triển trường vừa học, vừa làm, thực hiện học đi đôi với hành, học tập gắn chặt với lao động sản xuất, góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt về nhu cầu ăn, ở, động viên con em các dân tộc tích cực học tập. Môi trường vừa học, vừa làm đã tạo nên thế hệ cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn bổ sung cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở trong và ngoài tỉnh. ảnh hưởng to lớn của nhà trường còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Đặc biệt, sau khi nghiên cứu, học tập mô hình của nhà trường, đất nước Cu Ba đã mở hàng trăm trường vừa học, vừa làm, góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước XHCN đầu tiên ở châu Mỹ.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường TNLĐXHCN Hòa Bình và sau này là Trường PTDTNT tỉnh được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thăm, động viên, cổ vũ, chỉ đạo định hướng phát triển của nhà trường như: đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng; Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An... cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành khác. Với bề dày truyền thống và những thành tích xuất sắc mà nhà trường đạt được, năm 1985, nhà trường đã vinh dự được Hội đồng Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Phát huy truyền thống anh hùng của trường TNLĐXHCN Hòa Bình, trường PT DTNT tỉnh ngày nay cũng đã giành được những thành tựu mới. Trường mặc dù có thay đổi về phương thức đào tạo để đáp ứng cho nhiệm vụ đào tạo con em đồng bào dân tộc ít người miền núi, song trường đã kế thừa được những mặt tích cực của trường vừa học, vừa làm về tổ chức lao động trong trường, quản lý học sinh nội trú, về nề nếp học tập và giảng dạy... Một số học sinh cũ của trường sau khi tốt nghiệp đại học đã trở về trường công tác, làm giáo viên hoặc cán bộ lãnh đạo nhà trường, đều phát huy được tinh thần, cốt cách của trường nông. Trong những năm qua, nhà trường đã được tặng các phần thưởng và danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba và nhiều bằng khen, cờ thi đua đơn vị xuất sắc của UBND tỉnh và của Bộ GD&ĐT; năm 2010, trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Trên khắp mảnh đất Hòa Bình và trên mọi miền đất nước, chúng ta có thể gặp nhiều kỹ sư, thạc sĩ, nhiều bác sĩ, giáo viên, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành, nhiều sĩ quan quân đội... xuất thân từ trường TNLĐXHCN Hòa Bình. Đây là minh chứng đầy thuyết phục của kết quả quá trình đào tạo theo một mô hình mới đầu tiên ở Việt
Quách Thế Tản
Nguyên Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh
Nguyên Bí thư Đoàn Trường TNLĐXHCN Hòa Bình
(HBĐT) - Sáng nay, 5/9, cùng với hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước, 215.579 cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên của trên 735 trường mầm non, tiểu học, THCS, phổ thông cơ sở, THPT và các trường trên địa bàn tỉnh đã tiến hành khai giảng năm học mới 2012-2013 và “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường”. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã đến dự tại nhiều điểm trường trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 4/9, trường THCS Vĩnh Tiến (Kim Bôi) đã tổ chức khai giảng năm học mới 2012 – 2013 và đón nhận danh hiệu trường Chuẩn quốc gia. Dự lễ khai giảng có đại diện Sở GD – ĐT, lãnh đạo huyện Kim Bôi, các thầy, cô giáo và các em học sinh đang theo học tại trường.
Nhân dịp khai giảng và “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” năm học 2012- 2013, Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT. Dưới đây là nội dung phỏng vấn.
(HBĐT) - Tổng kết năm học 2011-2012, ngành GD&ĐT Đà Bắc có 2 đơn vị được vinh danh: đón nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối giáo dục tiểu học (trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn Đà Bắc); đơn vị xếp thứ nhì, được UBND tỉnh tặng bằng khen (trường THCS thị trấn Đà Bắc). Đây là những trường có bề dày thành tích về phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt”, đồng thời cũng là trường chuẩn quốc gia.
(HBĐT) - Năm học mới 2012 – 2013 đã bắt đầu, cùng với các địa phương trong tỉnh, thành phố Hòa Bình đang hối hả chuẩn bị cho lễ khai giảng. Đến thời điểm này, hầu hết các trường khối mầm non, tiểu học, THCS đã triển khai họp phụ huynh đầu năm. Câu chuyện đóng góp các khoản cho con em đến trường đang là chủ điểm “nóng” ở các khu dân cư, cơ quan, đơn vị.
Chiều 30-8, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo thông báo công tác chuẩn bị năm học mới 2012-2013. Ông Phạm Mạnh Hùng, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết, các nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới là tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành có chất lượng...