Ảnh minh hoạ. (Phạm Mai/Vietnam+)

Ảnh minh hoạ. (Phạm Mai/Vietnam+)

Hiện số sinh viên Việt Nam đang lưu học tại nước ngoài là 100.000 người. Bình quân, mỗi năm nhà nước đưa 10.000 người ra nước ngoài học tập. Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam sẽ đưa 23.000 người đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài.

 

Với lượng học sinh, sinh viên lưu học tập ngoài nước như trên, hàng năm Chính phủ Việt Nam phải chi một khoản kinh phí không hề nhỏ.

Đây là thông tin được ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục đào tạo với nước ngoài (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết tại buổi hội thảo về hợp tác giáo dục Việt Nam–Ireland vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Cũng theo ông Vang, Chính phủ Việt Nam luôn mở rộng và coi trọng việc hợp tác với các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, trong đó có Ireland.

Ireland có nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới, đáng kể nhất là đại học Dublin, được thành lập từ thế kỷ thứ 16, thu hút nhiều sinh viên tới học.

Hiện có khoảng 11% sinh viên đang học ở Ireland đến từ các nước châu Á, trong đó có sinh viên Việt Nam. Ireland hy vọng từ nay tới năm 2015 số lượng này sẽ tăng gấp đôi./.



                                                                             Theo Vietnam+
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ trao quà cho học sinh trường THCS Yên Hoà (Đà Bắc)
Nhiều cử nhân ra trường phải chấp nhận làm những công việc chỉ duy nhất với mục đích kiếm sống.

Siết chặt đầu vào đào tạo thạc sĩ

Chất lượng đào thạc sĩ đang đi xuống, tình trạng nới lỏng đầu vào, dễ dãi trong giảng dạy và đầu ra trở nên phổ biến. Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế đào tạo thạc sĩ, thay thế cho quy định năm 2011, với nhiều quy định mới. PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga xung quanh việc làm thế nào để đảm bảo chất lượng đào tạo bậc thạc sĩ.

Đề xuất sửa nhiều chính sách về học phí

Bộ GD-ĐT vừa hoàn thành dự thảo sửa đổi Nghị định 49 của Chính phủ quy định về học phí và những chính sách liên quan đến miễn giảm học phí trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Hơn 2.000 lao động tìm kiếm được việc làm qua các phiên giao dịch

(HBĐT) - Năm 2012, Trung tâm GTVL tỉnh đã phối hợp với các huyện, thành phố mở 11 phiên giao dịch, trong đó có 1 phiên tại Trung tâm, 10 phiên lưu động tại các huyện Tân Lạc (2 phiên), Lạc Sơn (2 phiên), các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Cao Phong, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình (1 phiên).

Trên 348.000 lượt người học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 100% xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm được trang bị máy vi tính, kết nối mạng internet, trong đó có 106 trung tâm có trụ sở hoạt động riêng, 176 trung tâm có tủ sách cộng đồng, 104 trung tâm được trang bị loa đài, ti vi, thiết bị phục vụ cho hoạt động. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng trụ sở mới cho 43 trung tâm với tổng kinh phí trên 63,8 tỉ đồng.

Trường trung học KT-KT Hòa Bình: Khai giảng lớp trung cấp khuyến nông - khuyến lâm

(HBĐT) - Ngày 8/12, tại xã Lạc Sĩ (Yên Thủy), trường trung học KT-KT Hòa Bình tổ chức khai giảng lớp trung cấp hệ chính quy (năm học 2012 – 2013) hệ nông - lâm chính quy (năm học 2012-2013) cho 55 học sinh của huyện.

Xây dựng  2.771 phòng học, phòng công vụ kiên cố trong 5 năm

(HBĐT) - Sáng 10/12, Ban Chỉ đạo Đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tỉnh đã tiến hành giao ban nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện giai đoạn 2008-2012. Các thành viên BCĐ tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, đại diện phòng GD&ĐT 11 huyện, thành phố đã tham dự hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục