TTHTCĐ xã Kim Tiến (Kim Bôi) phối hợp với cơ sở may Lan Anh đưa nghề may túi xách siêu thị về xã, tạo việc làm cho gần 30 lao động trên địa bàn với thu nhập từ 2,4 - 3 triệu đồng/người/tháng.

TTHTCĐ xã Kim Tiến (Kim Bôi) phối hợp với cơ sở may Lan Anh đưa nghề may túi xách siêu thị về xã, tạo việc làm cho gần 30 lao động trên địa bàn với thu nhập từ 2,4 - 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện có 28xã, thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), mỗi trung tâm có 5 tổ chuyên môn, 180/201 thôn có CLB phát triển cộng đồng, 548 nhóm thành viên CLB. Trong năm 2012, các trung tâm đã tổ chức được 238 chuyên đề giáo dục-huấn luyện với 286 lớp, 188 chuyên đề thông tin - tư vấn với 515 lớp, 91 chuyên đề phát triển cộng đồng với 107 lớp cho trên 43.500 lượt người tham gia. Hoạt động của mô hình TTHTCĐ đã góp phần tích cực xây dựng xã hội học tập, trang bị kiến thức văn hóa, KH-KT cho người nông dân. Từ những lớp học của nhà nông đã tạo nên các lớp nông dân thời đại, vừa có kiến thức, vừa nhanh nhạy làm ăn, phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, quê hương.

 

Anh Nguyễn Văn Năm, Thường trực TTHTCĐ - Phòng GD&ĐT cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, công tác xây dựng xã hội học tập của huyện có hiệu quả, duy trì và phát triển bền vững các TTHTCĐ. 28 TTHTCĐ trên địa bàn có đủ đội ngũ ban giám đốc, cán bộ thường trực, có 15 trung tâm được xây dựng trụ sở mới. Với ý nghĩa trung tâm là trường, CLB là lớp, nhóm thành viên CLB là tổ, học viên là người dân, phương châm dân cần gì học đấy, học tập liên tục, học tập suốt đời, một lớp học với nhiều mục tiêu, nhân dân đã hưởng ứng, tham gia các hoạt động của TTHTCĐ hết sức sôi nổi, thiết thực.  

Đến TTHTCĐ xã Vĩnh Tiến -  TTHTCĐ điểm của huyện đúng lúc đội ngũ Ban giám đốc, thường trực trung tâm đang họp bàn triển khai công tác thường kỳ. Chị Đinh Thị Huệ, thường trực TTHTCĐ xã cho biết: Cuối năm 2004, TTHTCĐ xã được thành lập nhưng đến tháng 6/2006 mới đi vào hoạt động chính thức. Đến năm 2008, Trung tâm được bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc, các tổ chuyên môn được củng cố, hoạt động bắt đầu đi vào nề nếp. Trung tâm xây dựng được hệ thống lớp học gồm 10 CLB phát triển cộng đồng với 35 nhóm thành viên CLB, xây dựng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên gồm 22 người nhiệt tình, giàu kinh nghiệm truyền đạt các chuyên đề cho bà con.  

Hàng năm, trung tâm xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng lĩnh vực trên cơ sở cập nhật, nắm bắt, thống kê nhu cầu học tập của người dân. Liên kết với CLB ở các thôn để có nguồn thông tin hai chiều đáp ứng nhu cầu người học. Cùng với nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ, 4 năm qua, TTHTCĐ xã Vĩnh Tiến đã huy động được nguồn vốn trên 135 triệu đồng từ các trung tâm dạy nghề, hiệp hội, công ty, cá nhân Qua đó triển khai 95 chuyên đề thuộc các lĩnh vực cho trên 8.000 lượt người tham gia. Riêng trong năm 2012 mở được 25 lớp, 17 chuyên đề cho trên 2.000 lượt người học tập, trong đó có 3 lớp nghề cấp chứng chỉ cho 82 học viên gồm 1 lớp hàn, 2 lớp chổi chít. Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm có thu nhập ổn định như lớp hàn có 2 học viên mở xưởng tại quê nhà, một số đi làm ở các cơ sở, công ty trong, ngoài tỉnh với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Học viên lớp chổi chít tham gia làm tại cơ sở chổi chít xuất khẩu mở tại địa bàn với mức thu nhập bình quân từ 2 -2,5 triệu đồng/người/tháng.

Anh Nguyễn Văn Năm cho biết thêm: Hoạt động của các TTHTCĐ hết sức đa dạng, phong phú, vừa dạy chữ, dạy nghề, giáo dục sau biết chữ cho người dân. Giáo viên, hướng dẫn viên của trung tâm không chỉ là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà có thể là chính những người nông dân giàu kiến thức, kinh nghiệm, sẵn sàng truyền đạt, chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của mình cho mọi người. Vì vậy, TTHTCĐ được ví là trường học của nhân dân, nơi mở ra các lớp học của nhà nông, học trên lớp, học ngoài đồng ruộng, học qua việc trao đổi kinh nghiệm giữa những người nông dân với nhau, tạo môi trường học tập liên tục, thường xuyên, thiết thực cho người dân. Bên cạnh đó, các trung tâm còn tích cực với vai trò kết nối, liên kết với các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, cơ sở dạy nghề để tạo việc làm, dạy nghề cho người lao động trên địa bàn. Hiện, nhiều trung tâm ở các xã Đông Bắc, Kim Tiến, Sơn Thủy, Kim Truy...  đã kết nối với các công ty đưa nghề may túi xách siêu thị về xã. Các công ty đảm nhận việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, trung tâm giới thiệu lao động địa phương. Từ đó giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn.  

Những kết quả đạt được từ hoạt động của TTHTCĐ đã góp phần tích cực vào công tác xây dựng xã hội học tập ở Kim Bôi, làm thay đổi bộ mặt KT-XH khu vực nông thôn. Tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 35 tuổi biết chữ trên địa bàn huyện đạt 99,7%; tỷ lệ người lao động công nông dịch vụ được tiếp cận, hưởng thụ các chương trình bồi dưỡng đạt 68,7%; trên 10.500 người lao động từ 18 - 60 tuổi trong toàn huyện đã được đào tạo qua các trình độ.

 

                                                                  Hà Thu

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục