Nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm, huyện Lạc Sơn tổ chức sàn giao dịch việc làm.

Nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm, huyện Lạc Sơn tổ chức sàn giao dịch việc làm.

(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng góp phần tích cực trong công tác xoá đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tại tỉnh ta, ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, quán triệt Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã lựa chọn huyện Lạc Sơn làm mô hình điểm để triển khai. Sau 3 năm thực hiện, đề án bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho huyện.

 

Theo phòng LĐ –TB&XH huyện Lạc Sơn,  đến năm 2020, nhu cầu học nghề của lao động toàn huyện là 21.000 người, bình quân mỗi năm 1.000 lao động. Trong 3 năm triển khai đề án, toàn huyện đã đào tạo nghề cho hơn 800 lao động, trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp chiếm hơn 60%, nhóm nghề nông nghiệp chiếm hơn 30%. Tuy nhiên, trong năm 2012, cơ cấu này đang có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Cụ thể, trong năm 2012, huyện mở được 15  lớp dạy các nghề nông nghiệp:  nuôi gà thả, nuôi lợn thịt, kỹ thuật trồng ngô… Trong khi đó, nhóm nghề phi nông nghiệp chỉ mở được 6 lớp: sửa chữa máy nông cụ và dệt thổ cẩm. Đặc biệt, một số nghề trước đây có nhu cầu lớn như nghề hàn, sửa chữa, nay không thể duy trì vì người lao động sau khi học xong không kiếm được việc làm.

           

Ông Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: khó khăn hiện nay là việc định hướng nghề cho người lao động sao cho phù hợp không chỉ với nhu cầu của người học mà còn là nhu cầu của nhà tuyển dụng, đặc biệt là với nhóm nghề phi nông nghiệp. Nếu không có sự định hướng rõ ràng, người lao động không nắm được thông tin phù hợp sẽ theo học những ngành nghề mà không thể giải quyết được việc làm. Mặt khác, do ảnh hưởng của kinh tế, nhu cầu tuyển dụng biến đổi thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng cung không đáp ứng kịp cầu, nhiều lao động học xong không tìm được việc làm phù hợp. Đối với nhóm nghề nông nghiệp, hiện đang có nhu cầu cao, tuy nhiên, với nhóm nghề này muốn thành công cũng đòi hỏi phải có một chính sách ưu đãi vốn vay hợp lý, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm cho người lao động

           

Từ thực tế đó, huyện Lạc Sơn xác định mục tiêu quan trọng nhất là đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm. Trao đổi về vấn đề này, ông Mựn cho biết: phòng cũng giải quyết vấn đề theo hai nhóm đối tượng , nhóm có thể tạo việc làm tại chỗ và nhóm đi làm tại nơi khác. Đối với những lao động có thể tự tạo ra việc làm tại chỗ bằng các nghề nông nghiệp, song song với việc đào tạo nghề huyện ưu đãi cho vay vốn để phát triển sản xuất. Tiêu biểu như mô hình nuôi lợn thịt, lợn bản địa, nuôi gà thả. Sau 3 tháng học nghề, huyện cho vay vốn mua giống vừa đưa vào áp dụng sản xuất luôn. Ngoài ra, huyện cũng chủ động liên kết với các doanh nghiệp để họ tự truyền nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc cho người nông dân, cung ứng giống, phân và bao tiêu sản phẩm cho họ. Đối với nhóm lao động là thanh niên có điều kiện đi tìm việc tại các doanh nghiệp, KCN, huyện có những giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động tìm việc làm như phối hợp tổ chức sàn giao dịch việc làm ngay trên địa bàn huyện nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tổ chức rà soát, phân loại hộ nghèo để từ đó ưu tiên đầu tư vốn giải quyết việc làm, giúp các hộ đầu tư SX, XĐ-GN một cách bền vững. Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu. 

           

Nhờ những giải pháp hữu hiệu và sự vào cuộc của các cấp, ngành, trung bình mỗi năm, huyện đã đào tạo nghề cho khoảng 500 lao động, giải quyết việc làm cho từ 100 – 2000  lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã vùng đặc biệt khó khăn, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm (tiêu chí mới) bình quân khoảng 3% năm.

                                                                                           

 

                                                                            Phương Linh

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục