Người lao động tra cứu thông tin tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm thành phố Hòa Bình năm 2013. ảnh: P.V

Người lao động tra cứu thông tin tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm thành phố Hòa Bình năm 2013. ảnh: P.V

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phải ngừng hoạt động hoặc rơi vào phá sản. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người lao động, đặc biệt là vấn đề việc làm, an sinh xã hội trở nên hết sức khó khăn. Điều này đòi hỏi công tác lao động, việc làm phải có những định hướng nhất định. Phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH xung quanh vấn đề này.

 

P.V: Xin đồng chí đánh giá khái quát về tình hình lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh ta hiện nay?

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy: Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình tỉnh ta năm 2012 là 806.102 người, trong đó 399.504 nam, 406.598 nữ, 120.617 người thành thị, 685.485 người nông thôn. Trong đó, số người đang hoạt động kinh tế 472.622 người. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị  771 người. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn 85%, nông nhàn 15%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 32%. Năm 2012 giải quyết việc làm cho 15.300 lao động, đạt 93%. Tổng số DN 2.100, số lao động có khoảng 60.000 người. Mức lương trung bình cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế 2,6 triệu đồng/ tháng. Tóm lại, năm 2012, chúng ta không hoàn thành chỉ tiêu việc làm, qua khảo sát 1.900 DN có khoảng 3.400 lao động có nguy cơ thiếu việc làm và mất việc làm.

 

P.V: Trong bối cảnh hiện nay, công tác lao động, việc làm phải đối mặt với những khó khăn thách thức gì và đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó?

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy: Tình hình lạm phát, giá cả, khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước biến động dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn phải giải thể, thu hẹp SX, vì vậy, người lao động thiếu việc làm, mất việc làm ngày càng gia tăng. Theo xu hướng chung, việc dành quỹ đất để kêu gọi các dự án phát triển các KCN, khu chế xuất, chính vì vậy, người dân phải dành đất để thực hiện các dự án này, từ đó, việc đô thị hóa ngày càng phát triển nhanh, nhưng việc chuyển đổi nghề nghiệp không theo kịp, chính vì vậy, đây là thách thức lớn trong gia tăng số người lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị và số người thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nhiều. Đây chính là những vấn đề bức xúc hiện nay trên địa bàn tỉnh.

 

Trình độ người lao động ở nông thôn còn thấp, nguồn vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế. Theo thống kê, đến cuối năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh mới đạt 32%, như vậy tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực còn gặp nhiều khó khăn. Là tỉnh miền núi, điểm xuất phát kinh tế thấp, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 72%, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm trên 20% dân số của tỉnh, hạ tầng còn thiếu dẫn đến SX kém phát triển. Hàng năm, NST.Ư còn phải cân đối khoảng 75%. Đặc điểm tâm lý người lao động là đồng bào các dân tộc thiểu số ngại đi xa, ngại học, phong tục, tập quán có vùng còn lạc hậu, chưa có thói quen SXHH, đây là khó khăn trong công tác giải quyết việc làm.

 

P.V: Trước những khó khăn như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm, theo đồng chí, tỉnh ta cần có những giải pháp trọng tâm nào?

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy: Trước hết, vấn đề quan trọng hàng đầu là cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ bằng cách tăng cường xử lý, chế biến các sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp, tăng cường nghiên cứu thị trường. Bằng cách đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển quỹ đất cho nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi thủy sản, đồng thời có dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến năm 2020. Phát triển các ngành có thể phát huy được lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguyên vật liệu để mở rộng SX nhằm thu hút nhiều lao động. Chú trọng phát triển những ngành có công nghệ cao nhằm thu hút tiềm năng con người và sử dụng lao động sau đào tạo của trường cao đẳng nghề của tỉnh được T.Ư đầu tư và phân công đào tạo 3 nghề trọng điểm là du lịch, công nghệ thông tin và công nghệ ô tô.

 

Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ. Cần nâng cao chất lượng phục vụ trong tất cả các ngành dịch vụ, mở rộng phạm vi hoạt động về lãnh thổ và ngành hàng, chú trọng thị trường nội địa, đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu theo kế hoạch đã đề ra. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các đơn vị được tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đồng thời, thực hiện tốt quản lý thị trường, chống buôn lậu, tạo lập trật tự thương mại, du lịch lành mạnh, hiệu quả. ưu tiên phát triển ngành du lịch dịch vụ vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng.

 

Hai là, phát triển và đa dạng hóa các loại hình tổ chức SX-KD tạo việc làm cho lao động ở nông thôn thông qua việc phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là tổ hợp tác, HTX. Phát triển DN vừa và nhỏ, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn qua chương trình phát triển thị trường lao động.

 

Ba là, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động thông qua tiếp tục củng cố, sắp xếp hệ thống 32 cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh theo hướng hiện đại. Tăng cường hỗ trợ ngân sách cho công tác dạy nghề; thực hiện xã hội hóa dạy nghề ở tỉnh. Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Bốn là, phát triển, nâng cấp hạ tầng xã hội, lấy ý kiến nhân dân để thống nhất lựa chọn đầu tư có sự tham gia đóng góp của nhân dân đối với các hạng mục công trình hạ tầng cơ bản, thiết yếu cần phải làm trước.

 

Năm là, hoàn thiện việc quy hoạch các trung tâm giới thiệu việc làm, mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động.

 

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

                                                                 Đinh Hòa (thực hiện)

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục