Điều kiện học tập, giảng dạy của cô và trò trường PTDTNT liên xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã có những thay đổi đáng kể.

Điều kiện học tập, giảng dạy của cô và trò trường PTDTNT liên xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã có những thay đổi đáng kể.

(HBĐT) - Năm học 2012 - 2013, phát huy kết quả đã đạt được trong những năm học trước, với sự quan tâm, đầu tư và chăm lo của tỉnh, của các cấp, ngành và sự tham gia của toàn dân, sự nghiệp GD&ĐT tỉnh ta tiếp tục có bước phát triển mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

 

Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm học này, ngành đã quán triệt và triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010- 2015), chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020 gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị. Nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT và tỉnh phát động được ngành triển khai thực hiện. Trong đó đã tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý; đổi mới quản lý giáo dục. Ngành đã chọn năm 2013 và năm 2014 là “Năm giáo dục vùng khó khăn” nhằm nâng cao lên một bước chất lượng giáo dục toàn diện vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn ngành, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong cộng đồng, sự nghiệp GD&ĐT đã nhận được sự đầu tư, quan tâm, ủng hộ từ nhiều phía. “Bức tranh” giáo dục tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chất lượng giáo dục đại trà được chú trọng; tỉnh ta có nhiều cố gắng khi duy trì và nâng cao chất lượng công tác PCGD; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các TTHTCĐ góp phần thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy trong các nhà trường. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm.

 

Vì thế, ngành đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT. Trong đó, nổi bật là quy mô trường lớp không ngừng phát triển; năm học này, toàn tỉnh có 730 trường, đơn vị và 210 TTHTCĐ (trên 194.000 HS, SV). Tỷ lệ phòng học kiên cố đều tăng ở các cấp học. Toàn tỉnh đã có 7.212 phòng học kiên cố, chiếm 84,8%, phòng học tạm chỉ chiếm 2,1%. Tỉnh đã có 184 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 25,8%). Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được nâng cao. Số giáo viên trên chuẩn ngày càng tăng (trên chuẩn đối với giáo viên mầm non 27,3%, với giáo viên cấp tiểu học chiếm 53,3% và với giáo viên THCS số trên chuẩn chiếm 39,5%). Số cán bộ, giáo viên là đảng viên đã chiếm trên 44,4% (9.429 đảng viên)...  Đội ngũ này tiếp tục khẳng định trong sự nghiệp “trồng người” ở tỉnh ta. Năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 417 cán bộ, quản lý, giáo viên đoạt giải tại các hội thi cấp tỉnh (trong đó có 5 giáo viên tiểu học cấp quốc gia). Chất lượng GD&ĐT của tỉnh từng bước chuyển biến theo hướng tích cực. Ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng GD toàn diện. Trong đó, giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Toàn tỉnh đã có 2.833 HSSV đạt giỏi cấp tỉnh. Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, tỉnh ta đoạt 46 giải và có học sinh tham gia đội dự tuyển vật lý quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh ta còn đoạt trên 100 giải tại các cuộc thi do Bộ GD&ĐT tổ chức (giải toán trên máy tính cầm tay, giải toán và thi tiếng Anh trên In-tơ-nét, toán học tuổi thơ, kỳ thi học sinh giỏi THPT khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc bộ lần thứ VI...). Trong thành tựu đáng kể đó có đóng góp đáng kể của các đơn vị: trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, PTDTNT tỉnh, THPT Công Nghiệp, THPT Lương Sơn, THPT Lạc Thuỷ B, THPT Kim Bôi, ngành GD&ĐT thành phố Hoà Bình...

 

Kết thúc năm học, Sở GD&ĐT tỉnh ta hoàn thành xuất sắc 13/16 lĩnh vực công tác, được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc tiêu biểu dẫn đầu cả nước. Như vậy 5 năm liền, từ năm học 2008 - 2009 đến nay, ngành GD&ĐT liên tục được nhận cờ thi đua xuất sắc tiêu biểu dẫn đầu của Bộ GD&ĐT. Đó cũng là động lực để toàn ngành tập trung sức, thực hiện tốt 5 nhiệm vụ năm học 2013-2-14: tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn và tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.

 

 

                                                                           Văn Tưởng

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục