Một buổi thực hành môn hóa học của cô và trò  trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.

Một buổi thực hành môn hóa học của cô và trò trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.

(HBĐT) - Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014 có nhiều điểm khác so với mọi năm, thời gian thi sớm hơn (từ tháng 1/2014). Ở nhiều môn thi, phần thí nghiệm, thực hành là một thách thức không nhỏ với các đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh. Đây là năm các thành viên đội tuyển tỉnh đều là học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Nhà trường đã từng đoạt 40 giải, trong đó có 6 giải nhì, 13 giải ba và 21 khuyến khích; đã có 9 học sinh người dân tộc thiểu số đoạt giải.

 

Thạc sĩ Trần Quang Đức, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho rằng: các đội tuyển vẫn bảo đảm được số lượng và chất lượng giải; lọt vào tốp những trường có thành tích xuất sắc của toàn quốc (xếp thứ 23/70 đơn vị dự thi). Đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh đã thể hiện được khả năng và khát vọng vươn lên để giành lấy những kết quả tốt nhất. Trong đó, 1 em được Bộ GD&ĐT triệu tập vào đội dự tuyển thi ô-lim-píc quốc tế môn sinh học (em Đỗ Hồng Ngọc đoạt 29,57 điểm). Đây là năm thứ 3 liên tiếp, trường có học sinh được gọi vào đội dự tuyển quốc tế. Thời gian tới, em sẽ bước vào vòng thi tuyển chọn cùng 31 thí sinh khác của toàn quốc để chọn ra đội tuyển dự thi quốc tế. Trong số các đội tuyển có thành tích tốt tại kỳ thi, nổi bật là đội tuyển sinh học và hoá học khi có nhiều thành viên đoạt giải. Nếu năm 2013, đội tuyển sinh học có 7 học sinh đoạt giải (5 giải ba và 2 giải khuyến khích),  năm nay, đội có 8 học sinh đoạt giải, trong đó có 3 giải nhì (em Lê Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Lệ Thanh, Đỗ Hồng Ngọc), 2 giải ba (học sinh lớp 11) và 3 giải khuyến khích. Năm 2013, em Nguyễn Thị Lệ Thanh từng đoạt giải ba, nay đã vươn lên giải nhì, em Đỗ Hồng Ngọc từ giải khuyến khích năm trước đã vươn lên giải nhì với số điểm cao nhất là kết quả đáng biểu dương. Đội tuyển môn hoá học cũng có 6 em đoạt giải, trong đó có 3 giải ba và 3 giải khuyến khích. Nhiều năm liên tục, đội tuyển hoá học đều đạt được thành tích xuất sắc (năm 2013, đoạt 5 giải với 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải KK). Đội tuyển địa lý cũng tiếp tục có học sinh đoạt giải cao: 2 giải nhì (em Lê Kim Thuỷ và Phạm Văn Lục) cùng các giải khác. Đội tuyển môn tiếng Pháp cũng có 1 em đoạt giải nhì (Trần Thị Trung Anh) và 1 giải KK. Dù chỉ vươn lên giải ba, nhưng với 2 giải ba, 2 giải KK môn toán và 3 giải ba môn tin học, các em đoạt giải đã thực sự “ghi điểm” cùng sự đánh giá cao của các đội tuyển tỉnh khác. Nhiều năm trước đây, số em đoạt giải ba ở 2 môn toán và tin học còn khá khiêm tốn (năm 2013, môn toán đoạt 1 giải ba, 1 giải KK và môn tin học cũng chỉ có 1 giải ba cùng 3 giải KK). Trong thành công chung này, mang đậm dấu ấn của đội ngũ cán bộ, giáo viên trực tiếp là lãnh đội các đội tuyển. Cô giáo Bạch Yến, Phó hiệu trưởng đánh giá: Nhiều thầy, cô giáo đã chứng tỏ được năng lực, niềm đam mê, tâm huyết bồi dưỡng học sinh giỏi. Tiêu biểu như cô Nguyễn Phương Lan (môn hoá học), thầy Kiều Vũ Mạnh (môn sinh học), cô Nguyễn Ngọc Xuân (môn toán)... Cô giáo Nguyễn Phương Lan chia sẻ: Được nhà trường tin tưởng và giao trọng trách lãnh đội đội tuyển hoá học, trong nhiều năm qua, chúng tôi đã xác định được nhiệm vụ của mình. Để có được thành công này, chúng tôi luôn cố gắng học hỏi, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức trên mạng và tài liệu trong, ngoài nước; tích cực tham gia các đợt tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức, học hỏi các đồng nghiệp. Thầy Kiều Vũ Mạnh cho biết: Mỗi thành viên đội tuyển môn sinh học đều thể hiện được quyết tâm cao nhất trong kỳ thi cam go này. Từ kết quả này sẽ là động lực để chúng tôi hướng tới những kết quả tốt hơn ở các kỳ thi tiếp theo...

 

Nếu nhìn trong mặt bằng toàn quốc, nhất là so với kết quả thi của nhiều tỉnh cùng bảng B trước đây, đội tuyển Hoà Bình tiếp tục tạo được niềm tin lớn, đáp ứng được kỳ vọng của tỉnh nhà. Tuy nhiên vẫn còn điều gì đó đọng lại khá suy tư đó là từ khi chung bảng toàn quốc, Hoà Bình chưa có được giải nhất quốc gia nào và những suất chính thức của đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế cùng các giải thưởng ô-lim-píc quốc tế vẫn còn là điều bỏ ngỏ. Tất nhiên, để đạt được điều đó, nhà trường cần có sự đồng hành của cơ chế, sự đầu tư thoả đáng của ngành, của tỉnh và xa hơn là tầm chiến lược đào tạo nhân tài của tỉnh.

 

 

                                                               

                                                                          Văn Tưởng

 

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục