Năm 2013, các chương trình, dự án đã thực hiện dạy nghề nuôi gà thả vườn cho 446 lao động nông thôn, trong đó, 357 người có việc làm được bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Hộ nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) áp dụng mô hình nuôi gà thả vườn nâng cao thu nhập.

Năm 2013, các chương trình, dự án đã thực hiện dạy nghề nuôi gà thả vườn cho 446 lao động nông thôn, trong đó, 357 người có việc làm được bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Hộ nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) áp dụng mô hình nuôi gà thả vườn nâng cao thu nhập.

(HBĐT) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, số lượng lao động được đào tạo nghề của tỉnh tăng lên hàng năm. Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 25%, đến năm 2013 đạt 37%, tăng 12,2%. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều vấn đề quan tâm.

 

Theo thống kê của ngành LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có 40 cơ sở dạy nghề, bao gồm Trung tâm dạy nghề (TTDN) của 10 huyện, các cơ sở dạy nghề của trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, TTDN các Hội, đoàn thể, TTDN ngoài công lập và 18 cơ sở của các đơn vị khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là điện công nghiệp, kế toán doanh nghiệp, công nghệ ô tô, hàn, quản  trị mạng máy tính, điện tử dân dụng,   điện tử công nghiệp, dệt may thổ cẩm, chổi chít, may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp Trong giai đoạn 2010-2013, các cơ sở dạy nghề, làng nghề đã bồi dưỡng, đào tạo nghề cho hơn 59.600 người, trong đó, cao đẳng nghề 1.956 người (chiếm 3,28%), trung cấp nghề 5.554 người (chiếm 9,31%), sơ cấp nghề 25.340 người (chiếm 42,5%), dạy nghề dưới 3 tháng 26.803 người (chiếm 44,91%). Các cơ sở dạy nghề đã tổ chức nhiều hình thức đào tạo như liên kết đào tạo, vừa học, vừa làm, dạy nghề lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, mở thêm ngành nghề mới theo nhu cầu thị trường thu hút tuyển sinh. Chất lượng đào tạo nghề trình độ cao đẳng và trung cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, hầu hết sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng vào làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo đạt hơn 70%.

 

Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong lãnh, chỉ đạo công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, bản thân người lao động có thay đổi tích cực trong nhận thức về lao động có tay nghề đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho người dân nông thôn có nghề ổn định để phát triển kinh tế tại địa phương, góp phần xóa đói-giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tiễn công tác dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều khó khăn, bất cập. Từ thống kê số lượng người được đào tạo nghề qua 4 năm cho thấy, lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ thấp, dưới 10%, trong đó, cao đẳng chỉ chiếm 3,28%, còn lại chủ yếu là đào tạo sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, tỷ lệ lao động có trình độ so với số lượng lao động được đào tạo còn hạn chế. Thực hiện dự báo về việc làm chưa sát với thực tế dẫn đến bất hợp lý giữa nhu cầu đào tạo nghề của người lao động và cơ cấu dạy nghề, sau khi học xong lao động không tìm được việc làm. Thống kê kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2012 và năm 2013 đối với gần 30 nghề phi nông nghiệp có trên 7.600 người đã học nghề chỉ có một số ít nghề lao động sau khi học xong được tuyển dụng đi làm như may công nghiệp, chổi chít, dệt thổ cẩm, hàn điện, may túi sách siêu thị, thêu ren, thêu tay truyền thống với hơn 1.600 lao động, còn lại chủ yếu tự tạo việc làm. Đối với nghề nông nghiệp, cơ bản lao động học nghề xong tự tạo việc làm. Hiện 10/10 huyện đã thành lập TTDN nhưng hoạt động còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Các Trung tâm chưa được bố trí đủ giáo viên cơ hữu, chưa đáp ứng về cơ cấu ngành nghề như TTDN các huyện Yên Thủy và Cao Phong có 11 cán bộ quản lý, hành chính nhưng chưa có giáo viên cơ hữu, Trung tâm được bố trí giáo viên cơ hữu thì chưa đạt chuẩn về chuyên môn, chưa phù hợp ngành nghề đào tạo, nhiều giáo viên từ khi được tuyển dụng chưa được đứng lớp vì ngành nghề không có người đăng ký học... TTDN các huyện Kỳ Sơn và Mai Châu hiện chưa được đầu tư xây dựng phải mượn địa điểm làm việc, việc đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm hạn chế. Theo tính toán của ngành chức năng, để đáp ứng yêu cầu hoạt động phục vụ cho công tác dạy nghề, tỉnh ta thiếu khoảng 40 tỉ đồng đầu tư trang thiết bị cho các TTDN. Nguồn kinh phí chủ yếu từ T.Ư, kinh phí địa phương hạn hẹp đã có những ảnh hưởng nhất định đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương.

 

Tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề, thực hiện có hiệu quả hơn các nhóm chính sách đối với người học, giáo viên và các cơ sở dạy nghề; đa dạng ngành nghề theo hướng chuyển mạnh hình thức đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động; đào tạo nghề cung ứng nhu cầu lao động địa phương cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động; mở rộng xây dựng nhân rộng mô hình dạy nghề hiệu quả; bố trí đủ giáo viên dạy nghề; tăng cường tuyên truyền để lao động nông thôn nắm được chủ trương dạy nghề, đẩy mạnh phân luồng nhằm giúp học sinh phổ thông định hướng và lựa chọn ngành nghề phù hợp là những giải pháp ngành LĐ-TB&XH đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

 

 

                                                                                 Hà Thu

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục