Phần lớn thí sinh đều vui vẻ vì đề thi không quá khó trong ngày thi đầu tiên- Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Phần lớn thí sinh đều vui vẻ vì đề thi không quá khó trong ngày thi đầu tiên- Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Hôm qua, thí sinh dự thi khối A, A1 đã hoàn tất 2 môn toán, lý. Điều khác biệt của đề thi năm nay là không có phần bắt buộc và tự chọn như mọi năm. Nhìn chung giáo viên và thí sinh cho rằng đề thi đã có tính phân hóa cao.

 

Nhận định của các giáo viên và qua ghi nhận thực tế cho thấy chỉ những thí sinh (TS) thật sự xuất sắc mới có thể làm trọn vẹn đề thi.

Điểm 8, 9, 10 sẽ hiếm

Kết thúc giờ thi môn toán, nhiều TS tại TP.HCM cho biết, độ khó của đề toán năm nay tương đương với năm ngoái. Tuy nhiên, phần lớn TS cho rằng có thể đạt từ 5 điểm trở lên.

Kim Dung, thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết: “Em thấy đề toán tương đối khó, tuy nhiên em có thể giải quyết được. Đề có 9 câu, nhưng trong đó em làm đúng được 7 câu. Dự đoán em sẽ phải đạt từ 7 điểm trở lên”. Học lực môn toán lớp 12 của Dung đạt 8,8, điểm thi tốt nghiệp THPT vừa rồi là 9. Nhiều TS có học lực khá cũng dự đoán đạt điểm trên trung bình. Trần Duy Quang (Bà Rịa-Vũng Tàu) thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nói: “Em mất khoảng 2/3 thời gian để làm bài. Nhưng điểm chắc đạt được phải từ 5 - 6 điểm.

Trần Ngọc Tuấn Anh (Bình Phước) thi vào Trường ĐH Tài chính - Marketing, chia sẻ: “Năm nay đề không có phần nâng cao, không có phần tự chọn. Dù tương đối dài nhưng đa số là các câu hỏi không quá khó. Em làm trọn vẹn 6 câu đầu và chắc chắn đúng. 3 câu cuối là các câu phân loại, em có làm được hết nhưng không chắc chắn sẽ được điểm tối đa. Dự kiến em được ít nhất 7 điểm”. Đoàn Thị Lan Anh (Đắk Lắk) có học lực khá còn cho rằng mấy câu đầu dễ tương đương đề thi tốt nghiệp. “Các bạn trong phòng em ai cũng vui vẻ vì hầu hết làm được 6 câu đầu. 3 câu cuối thì các bạn khá, giỏi sẽ làm được. Em đoán em được khoảng 6, 7 điểm”.

Tại điểm thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, TS Đỗ Nguyễn Dũng (Trường THPT Lê Thánh Tông, Gia Lai) cho biết nhìn chung đề thi không quá khó, nhưng có 3 câu rất khó về giá trị lớn nhất, hình học không gian và hệ phương trình. Cũng tại điểm thi này, Hoàng Phương (Trường THPT Văn Hiến, Đồng Nai) làm được 90% bài thi, trừ câu tìm giá trị lớn nhất.

Sau khi thi xong môn toán, nhiều TS thi tại Bình Định đã thở phào với cùng nhận định đề thi vừa phải, không quá khó như các năm trước. Đa số các TS làm bài được khoảng 50% trở lên.

Thạc sĩ Nguyễn Tấn Kiệt, giáo viên toán Trường THPT Nhân Việt (TP.HCM) cho rằng, nội dung đề thi năm nay đa phần thuộc chương trình cơ bản. Đồng thời, đề thi cũng nằm rộng trong chương trình để kiểm tra kiến thức toàn diện của học sinh. Tuy vậy, đề vừa sức với đa số TS. Đặc biệt câu 3, 4a và 5 khá dễ nên học sinh trung bình khá có thể đạt được điểm 6.

Ông Trần Mạnh Tùng, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: “Phần đông TS sẽ đạt 5, 6 điểm, điểm 8 sẽ ít và điểm 9, 10 sẽ rất hiếm”.

Quá dễ mà cũng quá khó !

Về đề thi môn lý, các TS tại Đà Nẵng cùng nhận định phần lý thuyết dễ nhưng bài tập khá khó. Tuy nhiên nhiều TS cũng cho rằng phần điện xoay chiều và sóng cơ rất khó.

Nhiều TS dự thi tại TP.HCM cho rằng đề năm nay vừa sức, chỉ có những câu thuộc về phần điện và sóng cơ là hơi khó, đề có tính phân loại. Tuy nhiên, cũng như môn toán, các TS cũng bất ngờ với cấu trúc ra đề thi môn lý. TS Hồ Thị Thủy (Bình Phước) nhận định: “Cấu trúc đề thi đổi mới, có thêm một số câu ứng dụng thực tế”. Còn Huỳnh Thị Liễu (Quảng Ngãi) cho rằng: “Đề năm nay không có phân riêng chung nên em chưa quen vì thường hay giải đề các năm trước”.

Ông Nguyễn Thế Phong, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn, Q.Tân Phú, TP.HCM, nhận định: “Đề thi năm nay phần dễ thì quá dễ, phần khó thì quá khó. Phần dễ chiếm 40%, còn phần khó chiếm 60%. TS nào không làm được phần khó thì sẽ phải bỏ luôn. Vì thế đề thi không phân loại được TS. Theo tôi dự đoán phần đông TS được 5 - 6 điểm”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hiệp, nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, cho rằng đề thi đã đáp ứng đúng tinh thần đổi mới: không bắt thí sinh phải nhớ nhiều chi tiết một cách máy móc, kiểm tra được năng lực, khả năng tư duy và kiến thức áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Phù hợp để tiến tới ghép 2 kỳ thi làm một

Phần lớn TS đều ngạc nhiên với sự thay đổi cấu trúc đề thi, đặc biệt khi Bộ GD-ĐT chưa hề có những thông tin này trước kỳ thi.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng năm nay, Bộ GD-ĐT chủ trương đổi mới đề thi theo hướng kiểm tra năng lực chứ không chỉ khả năng ghi nhớ các kiến thức phổ thông. Vì vậy, đề thi sẽ không nhất thiết phải có 2 phần dành riêng cho đối tượng TS học cơ bản hay nâng cao. Hướng ra đề này đã thực hiện từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuy nhiên đối với đề thi ĐH thì tính phân hóa phải rõ rệt hơn để chọn được những TS có đủ năng lực học ĐH.

Thứ trưởng Ga khẳng định: Quy chế tuyển sinh cũng không quy định là bắt buộc phải có phần tự chọn. Do đó tùy vào từng môn thi, đề thi năm nay sẽ không còn phần tự chọn nữa.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc ra đề thi này sẽ phù hợp với việc tích hợp 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH. Phần dễ để xét tốt nghiệp, phần khó để xét vào ĐH.

 

                                                     Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục