Sau khi sáp nhập, trường tiểu học &THCS xã Nật Sơn tiếp tục duy trì nề nếp, kỷ cương, giữ vững là tập thể lao động tiên tiến.

Sau khi sáp nhập, trường tiểu học &THCS xã Nật Sơn tiếp tục duy trì nề nếp, kỷ cương, giữ vững là tập thể lao động tiên tiến.

(HBĐT) - Nhằm củng cố và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng và sắp xếp vị trí chuyên môn phù hợp với năng lực, sở trường của đội ngũ giáo viên, công nhân viên, từng bước tinh giản biên chế để giảm bớt chi ngân sách, sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở vật chất, trang thiết bị...

 

Từ năm 2011đến nay, thực hiện chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện, phòng GD-ĐT và phòng Nội vụ huyện Kim Bôi đã phối hợp tham mưu triển khai thí điểm việc sáp nhập hai trường tiểu học, THCS thành một trường với tên gọi trường tiểu học & THCS tại  3 xã Hùng Tiến, Nật Sơn và Lập Chiệng. Từ những mô hình này, cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng huyện Kim Bôi thấy rõ những khó khăn, thuận lợi và đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý để tiếp tục triển khai ra diện rộng.

 

Ông Bùi Đức Thảo, Hiệu trưởng trường tiểu học và THCS Hùng Tiến cho biết: Trước khi sáp nhập mỗi  trường có 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó và cả hai trường đều có kế toán, nhân viên y tế học đường, nhân viên thiết bị - thư viện và nhân viên phục vụ. Sau khi sáp nhập thành trường tiểu học &THCS, bộ máy quản lý của trường gồm 1 hiệu trưởng phụ trách chung, 1 hiệu phó phụ trách chuyên môn tiểu học, 1 hiệu phó phụ trách chuyên môn THCS, 1 kế toán, 1 nhân viên y tế học đường, 1 nhân viên thiết bị - thư viện và 1 nhân viên phục vụ. Như vậy, theo mô hình mới, nhà trường đã giảm được 5 biên chế gồm 1 hiệu trưởng, 1 kế toán, 1 nhân viên y tế học đường, 1 nhân viên thiết bị - thư viện và 1 nhân viên phục vụ. Sau khi sát nhập, quy mô của trường lớn hơn lại quản lý 2 bậc học có đặc thù khác nhau nên không chỉ đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nỗ lực, đoàn kết gắn bó hơn để cùng chia sẻ những khó khăn và thống nhất cao trong giải quyết, tháo gỡ những những tồn tại, vướng mắc. Để việc sáp nhập được thuận lợi vấn đề mấu chốt là công tác cán bộ, nhất là với đội ngũ cán bộ quản lý. Vì khi sáp nhập đương nhiên 1 đồng chí hiệu trưởng phải xuống làm hiệu phó hoặc điều chuyển đi trường khác nên ngành chủ quản cần phải hết sức chú trọng đến công tác chính trị, tư tưởng, nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng tạo điều kiện để những người thuộc diện điều chuyển yên tâm công tác. Bên cạnh đó, nếu tiếp tục sáp nhập nên chọn những trường có khoảng cách tương đối gần nhau, quy mô từ 12 đến 13 lớp như trường tiểu học & THCS Hùng Tiến là phù hợp, vì khoảng cách quá xa, quy mô lớn hơn sẽ rất khó khăn trong quản lý, điều hành và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. Thực tế cũng cho thấy, sau khi sáp nhập công việc của nhân viên thiết bị - thư viện và y tế học đường rất vất vả do phải phục vụ cho giáo viên và học sinh ở cả hai điểm trường. Một trường có 2 bậc học nên giờ học, giờ ra chơi cũng khác nhau, học sinh tiểu học 40 phút/tiết, học sinh THCS 45 phút/tiết nên giờ học giờ chơi của bậc học này lại ảnh hưởng đến bậc học kia. Vì vậy, nếu khoảng cách 2 bậc học quá gần nhau cũng không phù hợp.

 

Sáp nhập tháng 8/2012, đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học và THCS Nật Sơn có 4 đồng chí gồm 1 hiệu trưởng phụ trách chung, 1 hiệu phó phụ trách tiểu học, 1 hiệu phó phụ trách THCS, 1 hiệu phó phụ trách chi trường Bà Rà. Do sáp nhập nên có 2 đồng chí từ Hiệu trưởng trường tiểu học Hùng Tiến và trường sở tại có quyết định được điều chuyển và xuống  làm hiệu phó. Cô Quách Thị Nìm, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sau khi sáp nhập, nhà trường đã giảm được 3 biên chế gồm 1 kế toán, 1 nhân viên y tế học đường và 1 nhân viên thư viện. Quy mô trường lớp lớn hơn, các hoạt động bề nổi của nhà trường thuận lợi và phát triển hơn, quỹ đất rộng hơn thuận lợi cho đầu tư cơ sở vật chất. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất là công tác cán bộ, vì những đồng chí đang làm hiệu trưởng 2 trường tiểu học mặc dù không hề mắc khuyết điểm, không vi phạm kỷ luật nhưng do yêu cầu sáp nhập lại bị “giáng chức” xuống làm hiệu phó nên tư tưởng, tâm lý, tình cảm bị ảnh hưởng và xáo trộn không nhỏ. Vì vậy, không chỉ cần có sự động viên, chia sẻ của đồng nghiệp mà còn rất cần sự quan tâm của cấp trên, nhất là ngành GD-ĐT để mọi người tiếp tục yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, sau khi sáp nhập công tác quản lý điều hành cũng gặp không ít khó khăn vì 2 bậc học có đặc thù khác nhau nên không tránh khỏi sự chồng chéo về chuyên môn.

 

Khi chúng tôi tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của chi bộ sau khi sáp nhập, Bí thư chi bộ, hiệu trường tiểu học&THCS Hùng Tiến và Nật Sơn đều có chung đánh giá: Nhân sự và tổ chức đảng hầu như không xáo trộn vì sau khi 2 chi bộ sáp nhập Đảng ủy xã ra quyết định thành lập Chi bộ tạm thời cho đến thời điểm Đại hội nhiệm kỳ mới. Theo đó, BCH được bầu theo quy hoạch, cơ cấu và mức độ tín nhiệm của Đại hội.

 

Điều đáng ghi nhận ở các trường sau khi sáp nhập là sau những xáo trộn ban đầu đều đã đi vào nề nếp, chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm, các trường đều được công nhận tập thể lao động tiên tiến, chi bộ giữ vững TCCS Đảng TSVM. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng vì chưa có hướng dẫn cụ thể nên nếu tiếp tục triển khai sáp nhập giữa 1 trường đã đạt chuẩn quốc gia và 1 trường chưa đạt chuẩn thì trường mới sáp nhập có được giữ danh hiệu đó hay không.

 

Đến thời điểm này, huyện Kim Bôi có tổng 5 trường phổ thông cơ sở và 3 trường tiểu học & THCS, theo ông Lê Công Lương, Phó phòng GĐ-ĐT huyện khẳng định sáp nhập hai trường tiểu học, THCS thành một trường là chủ trương đúng đắn đem lại hiệu quả cao. Sau khi sáp nhập các trường đều hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu đã đề ra, chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, 3 vấn đề mấu chốt cần được quan tâm, chú trọng trong quá trình triển khai là công tác cán bộ, quy mô và khoảng cách trường lớp. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý.

 

 

 

                                                                 Đức Phượng

 

 

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục