Trường THCS &THPT Ngọc Sơn (Lạc Sơn) được đầu tư hệ thống máy tính phục vụ học tiếng anh và tin học.

Trường THCS &THPT Ngọc Sơn (Lạc Sơn) được đầu tư hệ thống máy tính phục vụ học tiếng anh và tin học.

(HBĐT) - Trường THCS và THPT Ngọc Sơn ở tại xã Ngọc Sơn (huyện Lạc Sơn) được chính thức thành lập tháng 7 năm 2014, đây là trường trung học liên cấp đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Sau hơn một năm đi vào hoạt động, mô hình đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt giúp con em đồng bào các dân tộc tại các xã vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập tốt hơn, giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học.

 

Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do là 3 xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Lạc Sơn. Nơi đây địa hình hiểm trở, đường giao thông đi lại khó khăn, nhiều xóm cách trung tâm xã 4 – 5 km đường đất khó đi, chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục ở các xã vùng cao. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, hệ thống giáo dục ở các xã vùng sâu, vùng xa này đã được quan tâm đầu tư, nhiều trường cấp I đã xây dựng các chi trường kiên cố tại các xóm xa trung tâm, nhiều trường đã tổ chức lớp học bán trú cho các em ở xa, chính vì vậy, điều kiện học tập của các em đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đối với các em sau khi kết thúc chương trình THCS thì nguy cơ thất học cũng khá cao bởi xã cách trung tâm huyện hơn 10 km và để có thể theo học, hầu hết các em đều phải ở trọ để đến trường. Nhiều em do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn bố mẹ không thể chu cấp tiền trọ học hàng tháng nên không thể tiếp tục việc học. Chính vì vậy, mong muốn có một trường cấp III ở khu vực vùng cao này là mong ước của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân nơi đây. Năm học 2014 – 2015, mong ước đó đã trở thành hiện thực khi trường THCS xã Ngọc Sơn chính thức được nâng cấp thành trường THCS và THPT Ngọc Sơn. Sau khi thành lập, rất nhiều em đang trọ học ở thị trấn Vụ Bản đã xin về học tại trường và rất nhiều em đã bỏ học tại các xã vùng cao như Tự Do, Tân Mỹ, Ngổ Luông (Tân Lạc) trước đây do không có điều kiện theo học nay đã được tiếp tục đến trường. Em Trương Khánh Linh, lớp 12A1 cho biết: Nhà em ở xã Tự Do nên để theo học phổ thông, em phải trọ học ở thị trấn Vụ Bản. Mỗi tháng tiền trọ mất 300. 000 đồng, hàng tuần về nhà lấy gạo còn lại bố mẹ cho tiền ăn mỗi tuần 50. 000 đồng. Từ ngày chuyển về trường cấp THCS và THPT Ngọc Sơn, em được các thầy cô tạo điều kiện cho ở bán trú không mất tiền lại được các thầy cô trong trường ở gần, thường xuyên đến kiểm tra bài vở, giúp em ôn luyện nên em rất yên tâm học tập.

 

Mới thành lập được hơn 1 năm, điều kiện cơ sở vật chất còn vô cùng khó khăn. Hiện nhà trường phải học 2 ca do thiếu phòng học và chưa có các phòng học bộ môn. Các em học sinh ở đây 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế. Tuy nhiên, với đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, đặc biệt đội ngũ giáo viên khối THPT đều là những giáo viên cốt cán, có chuyên môn cao từ các trường trên địa bàn huyện luôn chuyển đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu, nhà trường đã từng bước đi vào nề nếp và nâng cao chất lượng giáo dục. Thầy giáo Đào Viết Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Điều đặc biệt là hầu hết những giáo viên khối THPT của nhà trường được lựa chọn từ các trường cấp III trên địa bàn huyện đều là những giáo viên cốt cán, tổ trưởng bộ môn nên chuyên môn của các thầy cô rất vững. Mặt khác, các thầy cô rất tâm huyết, nhiệt tình với công việc, chính vì vậy, ngoài giờ học chính nhiều thầy cô đã tình nguyện ở lại phụ đạo thêm buổi chiều cho các em ở bán trú, thường xuyên kiểm tra việc ăn ở, học tập của các em để làm sao các em có điều kiện học tập tốt nhất. Các thầy cô khi chuyển lên môi trường mới cũng đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh.

 

Nhờ sự nỗ lực không ngừng của cả thầy và trò, năm học đầu tiên, nhà trường có 3 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 12 em đạt học sinh giỏi cấp huyện. Tỷ lệ học sinh khá giỏi khối THPT và THCS đạt hơn 30%. Đặc biệt, nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo ở các xã vùng sâu vùng xa, khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học. Nếu như những năm học trước, tỷ lệ học sinh theo học cấp III chỉ đạt khoảng 40% thì nay tỷ lệ tăng lên hơn 90%, mang lại cơ hội học tập cho nhiều học sinh vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

 

                                                                  

 

                                                                                     P.L

 

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục