Lớp học ngoại ngữ online của thầy Đinh Phạm Trân.

Lớp học ngoại ngữ online của thầy Đinh Phạm Trân.

Học ngoại ngữ online là xu hướng đang phát triển thời gian gần đây trong bối cảnh bùng nổ internet và công nghệ thông tin. Với nhiều lợi ích như học viên không cần phải đến lớp học, có thể học bất kỳ nơi đâu chỉ với một thiết bị có kết nối internet. Hình thức học này được dự báo có thể lấn át các lớp học truyền thống trong tương lai gần.

Lớp học nửa vòng trái đất

Cứ vào các tối từ thứ hai đến thứ sáu, từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ, em Nguyễn Linh Lan, sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lại ngồi trước máy tính nối mạng internet ngay tại nhà để học tiếng Anh. Đây là lớp học biên dịch tiếng Anh qua báo chí trong và ngoài nước do thầy Đinh Phạm Trân tổ chức. Tiếng Anh vẫn luôn là niềm yêu thích của Linh Lan. Chỉ có điều, cô sinh viên này lại không có thời gian và điều kiện để đến một lớp học ngoại ngữ offline truyền thống. Khi biết về lớp học ngoại ngữ online của thầy Đinh Phạm Trân, Linh Lan lập tức đăng ký. “Nhờ có học theo hình thức online tại nhà mà mình vừa học được tiếng Anh, vừa không làm ảnh hưởng đến việc học các môn khác”, Linh Lan cho biết.

Chị Nguyễn Mỹ Hạnh, 40 tuổi, nguyên là nhân viên bán hàng của hãng xe BMW, cũng là học viên tích cực của lớp học tiếng Anh online. Học tiếng Anh từ 20 năm trước nhưng do môi trường làm việc gần đây không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, nên vốn ngoại ngữ của chị Hạnh “rơi rụng” dần. “Cách đây một năm, mình ấp ủ ý định học tiếng Anh trở lại nhưng chần chừ mãi không thực hiện được. Lớp học offline tổ chức quá xa cơ quan, chỉ riêng thời gian đi lại đã mất gần một tiếng. Trong khi đó, công việc của mình lại rất bận, không thể về sớm để đi học đúng giờ được”, chị Hạnh nói. Lo lắng của chị Hạnh đã được giải toả, khi từ ngày đăng ký học tiếng Anh online, chị gần như không nghỉ một buổi nào. “Có lần, mình ngồi ngay tại cơ quan để học tiếng Anh, vừa học vừa tranh thủ giải quyết nốt công việc. Lần khác, mình vừa lái xe ô tô về nhà, vừa vào lớp thông qua điện thoại thông minh. Lại có lần, mình đi công tác ở miền Nam. Trong lúc chờ đến giờ bay, mình ngồi ngay tại sân bay và vẫn vào lớp online để học. Thật sự, hình thức học kiểu này quá hợp với một người như mình”, chị Hạnh phấn khởi cho chúng tôi hay.

 

Từ năm 2014, Trần Lê Nghi Trân, nghiên cứu sinh ngành Giáo dục tại Đại học Queensland (Ô-xtrây-li-a) cùng nhóm bạn trẻ, như: Lê Văn Thịnh, nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục Đại học Canterbury (Niu Di-lân); Đặng Ngọc Tịnh, giảng viên tiếng Anh tại Đại học West Virginia (Mỹ) cũng đã tiến hành dạy tiếng Anh theo hình thức online cho bạn trẻ Việt Nam gặp khó khăn về tài chính, địa lý, không tìm được giáo viên giỏi hay các trung tâm tốt để học. Một điều thú vị, do Trần Lê Nghi Trân và các bạn đều đang sống và học tập ở nhiều nước khác nhau nên chỉ có hình thức dạy online này mới thích hợp. Nhờ thế, thầy và trò ở cách xa hàng ngàn cây số, chỉ cần bật máy tính hay bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet là có thể “vào ngay” lớp học. Vì các quốc gia có sự chênh lệch múi giờ nên có một lưu ý: Thầy trò phải cân nhắc thời gian học hợp lý nhất với lịch làm việc và sinh hoạt của mỗi “đầu cầu”. Chẳng hạn như bạn Tịnh ở Mỹ, dạy vào buổi sáng giờ Mỹ để học viên ở Việt Nam được học vào buổi tối. Bạn Trân ở xứ sở chuột túi thường dạy từ 8 giờ tối (giờ Ô-xtrây-li-a) để học viên ở Việt Nam học vào lúc 5 giờ 30 phút chiều, ngay sau giờ tan làm.

Học online hay offline?

Bạn Linh Lan cho rằng, trong thời đại này, nhiều bạn trẻ giỏi sử dụng công nghệ thông tin, vậy tại sao không tận dụng luôn lợi thế này để làm điều gì đó bổ ích cho bản thân. Thay vì bỏ công lướt web, chơi games… bạn trẻ chỉ cần dành vài giờ/ngày học tiếng Anh online là có thể nâng cao khả năng ngoại ngữ. Hiện nay, do không gian học không bị giới hạn nên bất kỳ ai, với nhiều lý do mà không có điều kiện tới lớp, thậm chí không tìm được thầy giáo giỏi gần khu vực sinh sống… cũng cảm thấy việc học tiếng Anh trở nên quá dễ dàng. Việc học với mình đã trở thành thói quen mỗi ngày, như là ăn, ngủ vậy.

Còn theo thầy Đinh Phạm Trân, lúc đầu, cũng có một số học viên e ngại học ngoại ngữ theo hình thức online không chất lượng như lớp offline. Tuy nhiên, sau một thời gian, tất cả đều hiểu xu hướng mới này có nhiều lợi thế mà lớp học offline không có được. “Hình thức học online có lợi thế như không cần phải đi xa, không mất thời gian, chi phí đi lại, không lo kẹt đường, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn như với lớp học truyền thống. Trong khi đó, thầy và trò vẫn có thể nhìn thấy nhau thông qua webcam. Bài giảng được chia sẻ trên màn hình máy tính của các học viên không khác gì lớp học thật. Học viên thoải mái phát biểu thông qua micro”.

Nghiên cứu sinh Trần Lê Nghi Trân đưa ra lời khuyên: “Để tiến bộ, học viên cần tự giác, chăm chỉ học bài. Đây là điều kiện bắt buộc với hình thức học online hay offline nên không thể cho rằng học online kém hiệu quả”.

 

                                                                      Theo QĐND

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trường THPT Kỳ Sơn đã chủ động chia nhóm thí sinh theo năng lực, nguyện vọng thi để xét tốt nghiệp THPT hay xét ĐH, CĐ của từng học sinh để tổ chức ôn tập. ảnh: Giờ ôn tập môn địa lý cho học sinh lớp 12 của nhà trường.                                          ảnh: p.v
Toàn cảnh hội nghị.

Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra từ ngày 1-4/7

(HBĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được tổ chức trong 4 ngày (mùng 1, 2, 3 và 4/7/2016). Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư tổ chức: Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ do trường ĐH chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT (gọi tắt là cụm thi ĐH); Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH (gọi tắt là cụm thi tốt nghiệp). Tùy tình hình cụ thể của địa phương, có thể chỉ tổ chức cụm thi ĐH.

Người đại biểu khuyến học xuất sắc

(HBĐT) - Đến thăm mảnh đất Hòa Bình, hỏi về Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, nhiều người biết đến ông Quách Thế Tản - người luôn hết lòng vì sự nghiệp khuyến học của tỉnh.

Khắc phục tình trạng chạy trường, chạy lớp

(HBĐT) - Nhằm chấn chỉnh những tiêu cực phát sinh do việc xin học trái tuyến và chọn lớp học, ngày 27/5/2016 Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 2449/ BGDĐT-GDTH để khắc phục tình trạng chạy trường, chạy lớp.

Cụm thi tốt nghiệp và cụm thi đại học trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trên địa bàn tỉnh tổ chức 2 cụm thi gồm: Cụm thi số 20 do Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ, trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc tổ chức cho thí sinh trong tỉnh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT(gọi tắt là cụm thi tốt nghiệp). Cụm thi số 29 do trường Đại học Hải Phòng chủ trì phối hợp với trường CĐSP Hoà Bình tổ chức cho thí sinh tỉnh nhà dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ (gọi tắt là cụm thi ĐH).

Môn thi, hình thức thi, lịch và thời gian thi tốt nghiệp phổ thông Quốc gia năm 2016

(HBĐT) - Môn thi và hình thức thi: - Tổ chức thi 8 môn: toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ. - Các môn: toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn: vật lý, hoá học, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn: ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm; đề thi môn ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT Quốc gia 2016 tại tỉnh ta

(HBĐT) - Ngày 15/6, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Vinh Hiển làm trưởng đoàn đã đến làm việc với tỉnh ta về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia 2016, lãnh đạo, chuyên viên Sở GD & ĐT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục