(HBĐT) - Có đủ bác sỹ để thực hiện công tác khám, chữa bệnh (KCB) nhưng số người được phép ký y lệnh điều trị thì rất ít, nhiều khi phải "từ chối” việc khám cho bệnh nhân khi số lượt khám trong ngày đã vượt khung quy định… Điều này đang là nỗi trăn trở lớn của các cơ sở y tế tuyến huyện, xã trên địa bàn tỉnh và được xuất phát từ quy định về cấp chứng chỉ hành nghề y.


Các y, bác sỹ Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn - Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc truyền dịch, điều trị cho bệnh nhi.

 Theo Luật KCB năm 2009 và các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan, bác sỹ chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề khi đã trải qua thời gian thực hành 18 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ những bác sỹ có chứng chỉ hành nghề y mới được phép ký y lệnh (khám và điều trị). Bác sỹ không có chứng chỉ hành nghề sẽ không được độc lập trong việc khám và điều trị bệnh và nếu có khám và điều trị thì những ca này không được thanh toán BHYT.

 
Bị "khuôn” vào quy định này, bác sỹ Bùi Văn Nới, Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tân Lạc giãi bày: TTYT huyện Tân Lạc hiện có 20 bác sỹ có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện việc KCB ở tất cả các khoa. Tuy nhiên, trong số 20 bác sỹ này mới có 10 bác sỹ được cấp chứng chỉ hành nghề, không những thế, 7/10 bác sỹ hiện là lãnh đạo, quản lý trung tâm và các khoa, phòng, vì vậy, việc KCB của trung tâm đang hết sức khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại TTYT huyện sụt giảm, tỷ lệ chuyển tuyến cao. Từ đầu năm 2017 đến nay, TTYT huyện chưa khi nào sử dụng hết công suất giường bệnh. Trong khi trung tâm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số 37 ngày 29/10/2015 của liên Bộ Y tế - Tài chính "Quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc”. Tại thông tư này, định mức số lượng khám bình quân để sử dụng cho việc tính lương kết cấu vào giá dịch vụ KCB đối với các hạng bệnh viện đều không vượt quá 45 lượt khám/bàn/ngày trong 8 giờ. Theo đó, cơ quan BHXH chỉ thanh toán tiền khám bệnh theo định mức do Bộ Y tế quy định.
 
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Cường, Giám đốc TTYT huyện Cao Phong cũng bày tỏ nỗi lòng: TTYT huyện được giao 90 giường bệnh nhưng thực kê 140 giường bệnh và thông thường sử dụng 120-130 giường bệnh. Để phục vụ cho 120-130 giường bệnh này, trung tâm có 13 bác sỹ , trong đó 5, bác sỹ chưa có chứng chỉ hành nghề. Theo quy định, mỗi bác sỹ thực hiện công tác KCB thì có 3 điều dưỡng hỗ trợ phụ giúp chuyên môn. Như vậy, để cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc ( theo tiêu chuẩn) thì TTYT Cao Phong phải có 36 điều dưỡng, tuy nhiên, hiện trung tâm chỉ có 21 điều dưỡng.
 
Trả lời cho câu hỏi: Vì sao lại có tình trạng thiếu điều dưỡng trong khi lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường Trung học Y tế Hòa Bình hệ điều dưỡng đang thất nghiệp rất nhiều…? bác sỹ Nguyễn Ngọc Cường lý giải: Chỉ bác sỹ đã được thăng hạng, có chứng chỉ hành nghề mới được bố trí 3 điều dưỡng hỗ trợ, vì vậy, mặc dù thiếu nhân lực nhưng chúng tôi không được phép tuyển dụng.
 
Từ khi sáp nhập TTYT dự phòng và Bệnh viện Đa khoa huyện, TTYT huyện Yên Thủy ( tên gọi mới) có 231 người bao gồm cả hệ thống Trạm y tế các xã, thị trấn. Trong đó có 32 bác sỹ, 70 y sỹ, 32 điều dưỡng, 22 dược sỹ, 21 nữ hộ sinh… Bác sỹ Dương Văn Tiến, Giám đốc TTYT huyện Yên Thủy tỏ bày: Nếu nhìn vào đội ngũ 32 bác sỹ thì chúng tôi không thiếu nhưng ngặt nỗi do việc sáp nhập 2 đơn vị, thay đổi tên cơ quan, thay đổi con dấu, thay đổi vị trí làm việc của một số bác sỹ… dẫn đến không đủ điều kiện đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề cho họ. Vì vậy, hiện chúng tôi luôn phải gắng sức để đáp ứng yêu cầu KCB cho nhân dân, công việc nhiều, trong khi thu nhập của cán bộ, viên chức, người lao động vẫn ở mức thấp.
 
Xác định rõ: quy định siết chặt việc cấp chứng chỉ hành nghề y là cách làm cẩn trọng để hạn chế tới mức thấp nhất việc để xảy ra các sự cố y khoa khi thực hiện KCB cho nhân dân. Tuy nhiên, những quy định về chứng chỉ hành nghề y cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc điều hành hoạt động KCB tại các cơ sở y tế tuyến huyện, đặc biệt là trong bối cảnh các TTYT huyện mới được hợp nhất và đi vào hoạt động từ tháng 1/2017. Vì vậy, các cơ sở y tế cấp huyện rất mong Sở Y tế đề xuất với Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam nghiên cứu, điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt là quy định số lượng khám bình quân để sử dụng cho việc tính lương kết cấu vào giá dịch vụ KCB đối với các hạng bệnh viện đều không vượt quá 45 lượt khám/bàn/ngày (trong 8 giờ) cần có hướng mở để cơ sở y tế vận dụng linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu công việc.

 

                                                                 Thúy Hằng

 


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục