Năm nào cũng vậy, khi thời tiết trở lạnh là xảy ra những ca ngộ độc do sử dụng than để sưởi ấm.

Năm nào cũng vậy, khi thời tiết trở lạnh là xảy ra những ca ngộ độc do sử dụng than để sưởi ấm. Nguyên nhân là khi đốt than trong phòng ngủ, phòng tắm chật hẹp lại đóng kín cửa, than cháy sẽ đốt hết khí ôxy, sinh ra khí CO gây ngộ độc. Trong khi đó, khí CO không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ, mọi người sẽ dần lịm đi mà không biết gì.

Tổn thương do ngộ độc khí CO

Ngộ độc khí than là do thiếu ôxy não, trong khi các tế bào chất xám chỉ huy hoạt động của con người, chịu trách nhiệm về hoạt động tinh thần, tình cảm, lý trí lại rất nhạy cảm với tình trạng thiếu ôxy. Vì vậy, khi ngộ độc khí than, các tế bào này sẽ tổn thương trước. Ngộ độc quá nặng sẽ gây tử vong, còn những người sống được thì lại mất trí tuệ. Càng ở phòng kín thì nguy cơ ngộ độc khí CO càng tăng. Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh, khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy có điều gì đó "bất thường” cũng là lúc không còn khả năng kháng cự rồi lịm dần. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.

Biểu hiện lâm sàng ngộ độc khí CO

Nạn nhân bị ngộ độc khí CO sẽ có các biểu hiện như sau: Khởi đầu chỉ là các triệu chứng tản mạn và không đặc hiệu. Nếu ngộ độc nhẹ thường chỉ thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn, mệt mỏi, làm người bệnh dễ nhầm là bị nhiễm virut. Có người thấy da đỏ nhưng đây là triệu chứng không đặc hiệu.

 

Đun nấu than trong nhà dễ gây ngộ độc khí CO2.       Ảnh minh họa

Ở mức độ ngộ độc vừa: Nạn nhân thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ, thất điều.

Khi bị ngộ độc nặng thấy đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Bệnh nhân có thể bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân; co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường. Nạn nhân thấy khó thở, thở trào bọt hồng. Tay chân sưng đau, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần.

Di chứng thần kinh, tâm thần gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc CO, sau khi hồi phục người bệnh thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.

Xử trí khi có người bị ngộ độc khí CO

Người bị ngộ độc khí CO thường ở trong phòng đóng kín cửa nhưng có động cơ đang nổ như: xe máy, máy phát điện hoặc bếp than, củi… mà bệnh nhân bất tỉnh hoặc tử vong thì nghĩ ngay đến ngộ độc khí. Cần nhanh chóng mở các cửa, khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc và nhanh chóng đưa đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời vì khi ngộ độc mức độ CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong cao.

 

Cấp cứu cho bệnh nhi bị ngộ độc khí than tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.            Ảnh: Phương Liễu

Bản thân người đến cấp cứu nạn nhân cũng phải chú ý đảm bảo an toàn cho mình, đồng thời nhanh chóng gọi người khác hỗ trợ, gọi cấp cứu y tế như gọi 115. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.

Nếu nạn nhân không còn tỉnh thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Phòng tránh ngộ độc

Để phòng tránh ngộ độc thì cần phải dùng than đúng cách. Không đốt than, củi trong nhà, trong lều, không cho động cơ xe máy, ôtô... nổ máy trong phòng kể cả khi mở cửa cũng rất nguy hiểm.

Nhân viên y tế cần tăng cường tuyên truyền cho nhân dân tại địa phương về cách phòng chống rét, đặc biệt với người già và trẻ em. Cụ thể: Nhà cửa phải che chắn kỹ, chăn đệm đảm bảo đủ ấm, mặc quần áo đủ ấm trước khi đi ra ngoài.

Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo việc phòng chống rét cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh. Nơi xếp hàng chờ khám, buồng khám, buồng điều trị phải đảm bảo kín gió, có đủ chăn đệm, lò sưởi... đảm bảo người bệnh được giữ ấm.  Đồng thời, đảm bảo bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết rét lạnh như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột qụy, viêm đường hô hấp cấp do các loai virut đường hô hấp gây ra do thời tiết rét đậm, rét hại...

Sử dụng thiết bị sưởi thế nào để tốt cho sức khỏe?

Trời lạnh là thời điểm các bệnh viêm da cơ địa rất dễ phát sinh. Nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu với làn da khô, thô ráp, có người da nứt nẻ chảy máu rất đau. Nếu sử dụng máy sưởi làm ấm nên có một chậu nước nhỏ đặt ở góc phòng và dùng kem dưỡng ẩm cho làn da thường xuyên.

Không nên để thiết bị sưởi với nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ ngoài trời. Mức chênh lệch này chỉ nên ở trong khoảng 10 độ, tránh xảy ra tình trạng nóng - lạnh đột ngột, dễ gây cảm và các bệnh về hô hấp. Đặc biệt với trẻ nhỏ và người cao tuổi, cần giữ thân nhiệt ổn định và hạn chế tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, vì nguy cơ tai biến rất cao. Không nên đóng kín phòng khi bật thiết bị sưởi, bởi nếu quá kín thì sẽ không có sự lưu thông không khí, làm cho không khí khô nóng, dễ dẫn tới thiếu khí, ngạt thở.

Sưởi bằng than tiết kiệm chi phí nhưng là cách sưởi ấm nguy hiểm nhất là sưởi ấm trong phòng ngủ.



                                              Theo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục