Ngày 27/3, thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho biết: Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccie Pfizer và Moderna để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022


Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer. Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN

Trước đó, ngày 22/3/2022, Bộ Y tế đã làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về việc hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Theo đó, Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022.

Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Australia để đưa vaccine về Việt Nam trong tuần tới.

Trong tháng 3/2022, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ tiến hành tập huấn chuyên môn triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi cho các địa phương trên toàn quốc và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng.

Ngay sau khi vaccine về tới Việt Nam và được kiểm định chất lượng an toàn, vaccine sẽ được chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng vào đầu tháng 4/2022.

Cũng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, bên cạnh nguồn vaccine phòng COVID-19 hỗ trợ của Chính phủ Australia, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng đã và đang chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vaccine khác từ các Tổ chức quốc tế như USAID, COVAX Facility và Chính phủ các nước,… để sớm có cam kết tài trợ khoảng 8-10 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ em từ 5-11 tuổi của Việt Nam.

Trước đó, ngày 26/3, Bộ Y tế có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em do Australia viện trợ.

Tại báo cáo, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế và Đại sứ quán Australia đã có buổi làm việc vào ngày 22/3. Tại buổi làm việc này, phía Australia khẳng định có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều vaccine, bao gồm: 0,7 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất; 9 triệu liều vaccine do Moderna sản xuất. Số vaccine này đều có hạn sử dụng đến tháng 7/2022, đang sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4/2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF. Phía Australia đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4/2022.

Phía Australia sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vaccine để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.

Tại báo cáo, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Y tế tiếp nhận viện trợ 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do Chính phủ Australia viện trợ để triển khai tiêm từ đầu tháng 4/2022.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hỗ trợ vật tư y tế phòng, chống Covid-19 cho Việt Nam

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã tổ chức lễ bàn giao cho Bộ Y tế các trang thiết bị y tế và vật tư phục vụ tiêm vaccine trị giá 1 triệu USD cho Việt Nam để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 25/3, tỉnh ghi nhận thêm  1.972 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bênh tật tỉnh, tính đến 16h ngày 25/3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 1.972 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp nào được bảo vệ tốt nhất trước biến thể phụ BA.2 của Omicron?

Các nghiên cứu tại Đan Mạch, nơi các nhà khoa học giải mã trình tự gene của nhiều ca mắc hơn rất nhiều so với nơi khác trên thế giới, đã phát hiện rằng tái nhiễm biến thể BA.2 sau khi nhiễm BA.1 là có thể xảy ra nhưng khá hiếm.

Người bệnh sau ghép tạng nhiễm Covid-19 cần lưu ý gì?

Khi bệnh nhân ghép tạng nhiễm Covid-19, cần đánh giá tình trạng bệnh nhân, tuỳ từng bệnh nhân để đưa ra biện pháp điều trị cụ thể. Sau khi hết triệu chứng, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm xác định virus, thời gian cách ly dài hơn để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân và cộng đồng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tràn lan "Chợ mạng"

(HBĐT)-Hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe (BVSK) qua hình thức online rất phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm tốt, chất lượng, nhiều sản phẩm chức năng, thực phẩm BVSK được người bán thổi phồng công dụng; nhiều sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định nhưng vẫn được giao bán với những lời có cánh nhằm đánh lừa người mua.

Yếu tố nguy cơ cao gây “sương mù não” sau mắc Covid-19

Hội chứng hậu Covid-19 gây viêm đa hệ thống (multisystem inflammatory syndrome (MIA-A)), ảnh hưởng đến gây viêm hệ thần kinh, thoái hoá hệ thần kinh, gây ra các vấn đề nhận thức trong đó có biểu hiện của "sương mù não”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục