Cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trong đợt dịch năm nay; cả số số ca mắc và tử vong đều tăng so với năm ngoái.
Số ca sốt xuất huyết đang tăng mạnh tại nhiều địa phương. Ảnh: TTXVN
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), báo cáo của các địa phương cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 43.628 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (6), Bình Dương (5), Tây Ninh (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (1), Sóc Trăng (1), Bạc Liêu (1), Long An (1), Bình Phước (1).
So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tăng 53%, tử vong tăng 17 trường hợp; số mắc và tử vong tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh phía Nam.
Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đã vào thời kỳ cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Dự báo thời gian tới, số mắc có thể tiếp tục gia tăng và dịch có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Để nỗ lực kiểm soát, không để dịch sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng, kéo dài, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện: Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh; Viện Pasteur Nha Trang và Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, thành lập ngay các đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương; đặc biệt là các tỉnh, huyện, vùng nóng ghi nhận số mắc và tử vong do sốt xuất huyết cao; để tập trung hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và hóa chất, vật tư phòng chống sốt xuất huyết tại các địa phương.
Các đơn vị phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân gia tăng sốt xuất huyết và nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các tỉnh thành phố thuộc khu vực phụ trách; kịp thời báo cáo và chủ động tham mưu Bộ Y tế về công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các Viện hướng dẫn các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, đảm bảo phát hiện bệnh nhân sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng; tổ chức xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại khu vực có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.
Các địa phương triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông cao điểm trong tháng 6- 7/2022 hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết, vận động người dân lật úp các dụng cụ chứa nước đọng không sử dụng, đậy kín dụng cụ chứa nước để ngăn muỗi đẻ trứng và diệt muỗi, lăng quăng bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết và vận động cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội chủ động tham gia và phối hợp tốt với cơ quan y tế trong việc thực hiện các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương.
Đồng thời. các Viện phải tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giảm sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng, bọ gậy; xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng.
Theo Baotintuc.vn
Ngày 7/6, Việt Nam ghi nhận 960 ca nhiễm mới COVID-19, tăng 158 ca so với ngày trước đó; Hà Nội còn dưới 200 ca mắc mới trong ngày.
(HBĐT) - Thực hiện theo Quyết định số 113/QĐ-BCĐ, ngày 3/6/2022 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐ PCD) Covid-19 tỉnh về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 41. Theo đó, BCĐ PCD Covid-19 tỉnh quyết định phân bổ 26.000 liều vắc xin Pfizer cho 10 huyện, thành phố. Cụ thể: Huyện Lương Sơn 3.600 liều, Kim Bôi 3.100 liều, Lạc Thuỷ 2.000 liều, Tân Lạc 2.700 liều, Lạc Sơn 3.800 liều, Yên Thuỷ 2.500 liều, Cao Phong 1.300 liều, Mai Châu 2.000 liều, Đà Bắc 1.000 liều, TP Hoà Bình 4.000 liều.
Ngày 6/6, cả nước ghi nhận 806 ca nhiễm mới COVID-19, tăng 117 ca so với ngày trước đó; trong ngày có 1 ca tử vong do COVID-19.
(HBĐT) - Trong tháng 5 vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã tổ chức 10 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho gần 400 cộng tác viên dân số tại 10 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) vắc xin phòng Covid-19. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, tỉnh vẫn có 2,2% người từ 18 tuổi trở lên mới được tiêm 1 mũi vắc xin, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) mới đạt 62,6%; trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm 1 mũi vắc xin đạt 34,8%. Theo đánh giá của Sở Y tế, tiến độ tiêm vắc xin phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 trên địa bàn tỉnh chậm so với kế hoạch đề ra. Mặt khác, công tác tiêm chủng gặp nhiều khó khăn do tâm lý chủ quan, nhiều người không muốn tiếp tục tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng Covid-19.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố trong tuần 22 là 977 ca, tăng 19,5% so với trung bình 4 tuần trước.