(HBĐT) - Chỉ trong vòng hơn 2 tuần, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã tiếp nhận 8 ca bị rắn cắn. Trong đó có những ca nặng bị nhiễm trùng, suy đa tạng, nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Nguyên nhân do người dân đã điều trị theo phương pháp dân gian như đắp lá thuốc, trích rạch vết thương… Theo khuyến cáo của ngành y tế, khi bị rắn độc cắn, gia đình cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được điều trị, tuyệt đối không nên tự điều trị hoặc điều trị theo phương pháp dân gian.


Cán bộ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám bệnh nhân bị rắn độc cắn.

Ngày 20/6, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (BVĐK tỉnh) tiếp nhận bệnh nhân nam 66 tuổi tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình) trong tình trạng khó nói, mệt nhiều, suy đa tạng, mu bàn tay bầm tím, hoại tử, nhiễm trùng do bị rắn độc cắn. Sau khi nhập viện cấp cứu, bệnh nhân được các bác sỹ cho dùng kháng sinh, hỗ trợ điều trị suy đa tạng, đặc biệt là suy gan, suy thận. Bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc cho biết: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng vì đã ở giai đoạn muộn, khi các tạng trong cơ thể bệnh nhân bị suy, đặc biệt là viết thương do rắn cắn đã ở giai đoạn hoại tử và nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân này bị rắn cắn từ 4 ngày trước khi nhập viện, tuy nhiên bệnh nhân đã sử dụng biện pháp điều trị bằng lá thuốc dân gian đắp lên vết thương do rắn cắn. Vô hình chung làm cho tình trạng hoại tử, nhiễm trùng của vết thương càng nặng.

Theo thông tin của BVĐK tỉnh, bệnh nhân trên không phải là trường hợp cá biệt nhập viện trong giai đoạn bệnh chuyển nặng sau khi bị rắn cắn. Trước đó, bệnh viện đã tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân 28 tuổi bị rắn hổ mang cắn vào ngón tay khi đang lấy củi ở vườn. Bệnh nhân nhập viện cũng trong tình trạng khó thở, vết thương hoại tử rất nặng. Ngoài ra, có 1 trường hợp bị rắn cắn vào cánh tay khi đang kéo điện cũng khá nặng và phải điều trị lâu dài. Bác sỹ Hoàng Công Tình chia sẻ: Hàng năm, vào mùa mưa, mùa hè, từ tháng 5 - 11, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc tiếp nhận nhiều trường hợp bị rắn cắn, không ít trường hợp đến viện trong giai đoạn muộn do bà con xử trí ban đầu không đúng, trích rạch vết thương do rắn cắn, điều trị bằng kinh nghiệm dân gian như rửa bằng lá thuốc, hoặc dùng các loại nước ngâm với một số cây để xoa lên vị trí cắn.

Theo các y, bác sỹ chia sẻ, những bệnh nhân khi bị rắn cắn đã tự điều trị, hoặc điều trị bằng kinh nghiệm dân gian khi nhập viện đều trong tình trạng vết thương hoại tử nặng, nhiễm trùng nặng hơn, tình trạng suy đa phủ tạng rất nặng. Khi đến viện điều trị phải thở máy, lọc máu, truyền huyết thanh kháng nọc, điều trị kháng sinh phổ rộng và quá trình điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tử vong cao, chi phí điều trị rất lớn.

Bác sỹ Hoàng Công Tình cho biết: Việc sơ cứu ban đầu đối với bệnh nhân bị rắn cắn rất quan trọng, nó quyết định đến cách điều trị cũng như sự thành công trong các bước điều trị tiếp theo. Khi bị rắn cắn, bà con nên bình tĩnh, rửa vết thương bằng nước sạch với xà phòng, sau đó băng ép cố định vị trí bị rắn cắn, nhanh nhất cố gắng lưu lại được hình ảnh của rắn để thầy thuốc có thể định danh được loại rắn giúp có phương pháp điều trị tốt nhất. Đặc biệt, người dân không nên trích rạch vết rắn cắn hoặc nặn máu ở vị trí vết thương do rắn cắn, vì có nhiều trường hợp rắn cắn càng trích rạch càng nguy hiểm, như rắn lục cắn có thể gây rối loạn quá trình đông máu, việc cầm máu rất khó khăn, việc trích rạch càng làm tăng nguy cơ chảy máu. Bà con cũng không nên điều trị bằng các biện pháp dân gian như không tự ý đắp các loại lá cây hoặc bất cứ thuốc gì lên vị trí cắn, bởi khi điều trị không đúng, đến viện muộn thì độc tố sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây suy đa phủ tạng, tại vị trí rắn cắn gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến an toàn bệnh nhân, gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.


Đinh Hòa


Các tin khác


Ngày 22/6, cả nước ghi nhận 888 ca mắc mới COVID-19, tăng 140 ca

Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 21/6 đến 16 giờ ngày 22/6, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 888 ca mắc mới trong nước (tăng 140 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 747 ca trong cộng đồng).

Tin vào “thần y online” - tiền mất tật mang

(HBĐT) - Lợi dụng mạng xã hội (MXH), thời gian qua, nhiều đối tượng tự xưng là thần y, lương y đăng tải những video có nội dung quảng cáo khẳng định là có khả năng chữa trị dứt điểm, khỏi được nhiều loại bệnh khác nhau như dạ dày, xương khớp, tiểu đường, thậm chí cả ung thư. Tin vào những lời đường mật, hoa mỹ không có thật, nhiều người đã, đang trở thành nạn nhân, cuối cùng tiền vẫn mất mà tật vẫn mang...

Miễn, giảm tiền lãi cho hơn 82.400 khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo ngành Ngân hàng tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH như Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành quy định; đồng thời tập trung rà soát, xác định nhu cầu vay vốn trong năm 2022 và năm 2023 của các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết đều tăng cao so với năm ngoái

Đến nay, cả nước đã có 29 ca tử vong do sốt xuất huyết, số ca mắc tăng cao tại nhiều địa phương.

Ngày 21/6, Việt Nam có 748 ca mắc mới COVID-19, thêm 1 ca tử vong

Ngày 21/6, cả nước ghi nhận 748 ca nhiễm mới COVID-19, tăng 228 ca so với ngày trước đó; trong ngày có thêm 1 ca tử vong do COVID-19.

Số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết đều tăng cao so với năm ngoái

Đến nay, cả nước đã có 29 ca tử vong do sốt xuất huyết, số ca mắc tăng cao tại nhiều địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục