Thống kê từ UNICEF, hơn 250.000 trẻ em tại Việt Nam đã bỏ lỡ một hoặc nhiều liều cơ bản trong chương trình tiêm chủng thường xuyên năm 2021, tăng gấp gần 4 lần năm 2019.
Tiêm vaccine cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng (Ảnh: HCDC)
COVID-19 khiến việc tiêm chủng mở rộng cho trẻ bị ảnh hưởng. Có 52/63 tỉnh, thành chưa đạt được tiến độ mục tiêu 90% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cơ bản gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván. Đây là các liều được khuyến nghị khi các em tròn 12 tháng tuổi.
Còn trên thế giới, chỉ riêng năm 2021, 25 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một hoặc nhiều liều cơ bản trong tiêm chủng thường xuyên. UNICEF cho rằng "đây là báo động đỏ về sức khỏe trẻ em". UNICEF vẫn đánh giá Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực để đưa việc tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em trở lại đúng hướng.
The bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF tại Việt Nam cho rằng: "Lợi thế của Việt Nam chính là Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia nhờ có hệ thống mạng lưới lên đến 11.000 điểm tiêm chủng ở cấp xã, phường trên khắp cả nước.
Không giống như một số quốc gia khác, Việt Nam có năng lực tự sản xuất và cung ứng vaccine trong nước. Đó là một lợi thế lớn vì Việt Nam không phụ thuộc vào các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ cộng đồng quốc tế không chỉ UNICEF mà còn nhiều đối tác khác. Điều này rất tích cực''.
Tiêm chủng là việc đưa chất kháng nguyên vào cơ thể nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh. Vaccine có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.
Để trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các bậc phụ huynh cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh: Phòng bệnh Viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh; Tiêm vaccine phòng bệnh Lao (BCG).
-Trẻ đủ 2 tháng tuổi: Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 1; Uống vaccine phòng bệnh Bại liệt lần 1.
- Trẻ 3 tháng tuổi: tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 2; uống vaccine phòng bệnh Bại liệt lần 2.
- Trẻ 4 tháng tuổi: tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 3; Uống vaccine phòng bệnh bại liệt lần 3.
- Trẻ từ 5 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi: tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh bại liệt IPV.
- Trẻ đủ 9 tháng tuổi: Tiêm vaccine phòng bệnh sởi lần 1.
- Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vaccine Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván mũi 4. Tiêm vaccine Sởi - Rubella (MR).
- Từ 12 tháng tuổi: Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản mũi 1, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 sau mũi 2 một năm.
Theo VTV.VN
Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP Hồ Chí Minh xác nhận vừa tiếp nhận thêm 5 trường hợp ngộ độc Methanol.
Ngày 6/8, Việt Nam có thêm 1.609 ca mắc mới COVID-19; giảm mạnh so với ngày trước đó; trong ngày có 6.878 ca khỏi bệnh.
Ngày 5/8, Việt Nam có thêm 2.074 ca mắc mới COVID-19; đã 4 ngày liên tiếp số ca mắc mới vượt mốc 2.000 ca.
(HBĐT) - Ngày 23/7, Tổ chức Y tế thế giới ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ (ĐMK), mức cảnh báo cao nhất. Tính đến thời điểm này, trên thế giới đã ghi nhận trên 18 nghìn ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Trong đó, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore... đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập. Tại nước ta, tính đến thời điểm này chưa ghi nhận ca mắc ĐMK. Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Y tế đã chỉ đạo chủ động kiểm soát, phòng chống dịch ĐMK với tinh thần và giải pháp "sớm hơn một bước, cao hơn một mức", không để dịch chồng dịch.
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 2208/KH-SYT, ngày 21/7/2022 của Sở Y tế về việc đảm bảo y tế tổ chức Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022.
Quyền Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi - ông Ahmed Ogwell cho hay cơ quan này không biết có bao nhiêu trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục được báo cáo trong năm nay là ở những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới, đồng thời cảnh báo "bất kỳ sự kỳ thị nào” cũng có thể làm chậm trễ quá trình báo cáo trường hợp mắc bệnh và ảnh hưởng đến nỗ lực ứng phó khi dịch bệnh bùng phát.