(HBĐT) - Xác định ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), công nghệ hiện đại vào hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe (CSSK) Nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, ngành Y tế tỉnh đã nỗ lực đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ y học hiện đại vào công tác khám, điều trị bệnh nhân. Cùng với đó, ngành đã chủ động bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả CSSK Nhân dân.


Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai đăng ký khám bệnh trên app ứng dụng nhằm hạn chế thời gian
 chờ đợi cho bệnh nhân.

Chị Nguyễn Thị B. 51 tuổi ở huyện Tân Lạc bị u màng tủy sống. Thời gian này, khối u phát triển nên chị B. thường xuyên bị đau tức ngực, khó thở, hai chân đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện, chị B. được chẩn đoán u tủy sống và được các bác sỹ tiến hành mổ bóc khối u màng tủy. Sau khi được mổ, chị B. được hồi sức tích cực, hướng dẫn vận động và 8 ngày sau ca mổ, chị đã được xuất viện, trở về nhà "cứu” được đôi chân có thể tự đi lại bình thường. Bác sỹ Trương Như Hiển, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, Trưởng Khoa Ngoại - thần kinh, người trực tiếp tiến hành ca phẫu thuật cho biết: Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy hình ảnh khối u tủy sống kích thước lớn chiếm chọn ống sống gây nên hội chứng chùm đuôi ngựa, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, cảm giác, đến hai chi dưới và bàng quang, trực tràng. Với sự hỗ trợ của kính vi phẫu hiện đại, ca phẫu thuật diễn ra trong 2 giờ đã thành công lấy toàn bộ khối u tủy, bảo vệ an toàn cấu trúc tủy sống và rễ thần kinh. Sau phẫu thuật 3 ngày, bệnh nhân bớt tê bì, cơ lực cải thiện rõ rệt. Ngày thứ 8 sau phẫu thuật, bệnh nhân đã đi lại, vận động tốt và được xuất viện. 

Cùng với việc phẫu thuật thành công u tủy sống bằng phương pháp hiện đại, thời gian vừa qua, với sự nỗ lực, tận tình của các y, bác sỹ, BVĐK tỉnh cũng đã cứu chữa, mang lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân nguy kịch như trường hợp cấp cứu thành công một bệnh nhân bị vỡ tử cung, cấp cứu và bảo vệ thành công bàn tay bị hoại tử do rắn hổ mang cắn của bệnh nhân gần 70 tuổi…

Là bệnh viện tuyến đầu, BVĐK tỉnh đã nỗ lực nghiên cứu và chủ động ứng dụng các tiến bộ KHKT vào khám, chữa bệnh. Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Bệnh viện đã chủ động tiếp cận, ứng dụng khoa học vào khám, chữa bệnh và điều trị cho người dân. Trong đó, cùng với việc được chuyển gia kỹ thuật mới, nhiều bác sỹ đã chủ động đi học tại các bệnh viện lớn ở Trung ương… 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 165 cơ sở y tế công lập thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh, trong đó tuyến tỉnh có 1 BVĐK, 1 Bệnh viện Y học cổ truyền, 10 Trung tâm Y tế (TTYT) tuyến huyện và 154 trạm y tế xã. Thời gian qua, các cơ sở y tế trong tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng điều trị, từng bước đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và thanh quyết toán viện phí, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đặc biệt, Sở Y tế đã tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương, của tỉnh và các chương trình dự án, huy động hàng trăm tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các đơn vị y tế. 

 Hệ thống BVĐK, chuyên khoa tuyến tỉnh, TTYT tuyến huyện đã được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật tương đối hiện đại, nhìn chung từng bước đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân. Song song với đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngành Y tế cũng đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo khai thác sử dụng hiệu quả hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại đã đầu tư. Các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đều chú trọng xây dựng chiến lược thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, "giữ chân" các bác sỹ giỏi. Ngành Y tế đã đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, tập trung đào tạo chuyên sâu đối với chuyên ngành lâm sàng và một số chuyên ngành khác theo nhu cầu, định hướng phát triển của đơn vị; ưu tiên đào tạo hợp đồng chuyển giao gói kỹ thuật, đào tạo nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn theo ê-kíp. Với trang thiết bị hiện đại đã tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện chuyển giao các kỹ thuật từ bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh cho cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã và đã triển khai thành công một số kỹ thuật mới. Hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, thu hút nhiều tập thể, cá nhân tham gia. Tiêu biểu, góp phần giúp ngành đề ra các giải pháp, nâng cao chất lượng hoạt động y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Cùng với nguồn đầu tư từ ngân sách, các địa phương và các cơ sở y tế đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trang thiết bị y tế. Một số bệnh viện và TTYT huyện đã đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật cao, nâng cao hiệu quả trong khám, chữa bệnh. Trong giai đoạn tới, ngoài các giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến công tác quản lý, ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, chuyển giao công nghệ y học mới phục vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.


Đinh Hòa

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục