Qua gần 9 tháng triển khai thí điểm khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp đã có hơn 4,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT thành công bằng hình thức này.
Bộ Y tế cho biết, theo số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến ngày 18/11/2022, toàn quốc đã có 11.726 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp (đạt tỷ lệ 92% tổng số cơ sở khám, chữa BHYT trong toàn quốc) với 4.797.796 lượt tra cứu thông tin BHYT bằng CCCD khi tiếp đón người bệnh đến khám, chữa bệnh BHYT, trong đó có 2.942.327 lượt tra cứu thành công.
Tỷ lệ tra cứu thành công đạt 61,33% trên tổng số lượt được tra cứu. Tỷ lệ lượt khám, chữa bệnh có tra cứu bằng CCCD gắn chíp trên tổng số lượt khám, chữa bệnh (Tổng số lượt khám, chữa bệnh tính từ 1/3/2022 18/11/2022 có khoảng 110 triệu lượt khám, chữa bệnh) mới chỉ đạt khoảng 4,36%.
Qua gần 9 tháng triển khai thí điểm khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp đã có hơn 4,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT thành công...
Và số người sử dụng, tra cứu thành công phục vụ khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp đã đạt hơn 4,248 triệu người.
Theo BHXH Việt Nam, đây là kết quả tích cực trong việc triển khai thí điểm tính năng này từ tháng 3/2022 đến nay.
Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ; trong đó có việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, triển khai kỹ thuật đảm bảo từng bước sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID) thay thế thẻ BHYT giấy để KCB BHYT.
BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ngay từ khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 11/2022, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực gần 68 thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Nếu tính theo số người đang tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp thì số được xác thực đúng là hơn 59.078.677 người (chiếm 69% tổng số người tham gia BHXH, BHYT (85.161.882).
Toàn ngành BHXH Việt Nam đang nỗ lực, cố gắng đến hết năm 2022 sẽ bổ sung cập nhật, xác thực số ĐDCN với cơ sỏ dữ liệu quốc gia về dân cư cho tối thiểu 90% người tham gia (theo Kế hoạch số 2207/KH-BHXH ngày 12/8/2022 của BHXH Việt Nam về việc triển khai cập nhật bổ sung số ĐDCN/CCCD của người tham gia trong cơ sở dữ liệu BHXH Việt Nam quản lý và cài đặt, phê duyệt, sử dụng ứng dụng VssID).
Hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ trên 62.044.274 lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Toàn quốc đã có 11.945 cơ sở KCB triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (đạt 91,5% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc), với 6.745.162 lượt tra cứu, trong đó có 4.248.553 lượt tra cứu thành công phục vụ KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Sở Y tế vừa ban hành Công văn số 3733/SYT-NVY, ngày 2/12/2022 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm tại khu vực trường học.
Nghiên cứu ghép tế bào gốc đồng loài cho người bệnh máu ác tính không có người thân phù hợp HLA hoàn toàn cho kết quả rất khả quan.
(HBĐT) - Ngày 29/11, Sở Y tế phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh tổ chức khám thiện nguyện cho các đối tượng là bệnh nhân tâm thần, người già, trẻ em; cán bộ, viên chức, người lao động (CB,VC,NLĐ) của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh.
(HBĐT) - Từ đầu tháng 10 vừa qua, Khoa Y dược học cổ truyền (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đón nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Căn bệnh này tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, người dân cần chủ động tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả.
Bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học sắp mãn nhiệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa nhận cơ quan này lẽ ra phải cảnh báo với công chúng rằng COVID-19 có thể lây truyền qua các hạt sol khí (aerosols) sớm hơn.
Hiện lệnh triệu tập đã gửi tới các quan chức liên quan đến vấn đề kiểm soát chất lượng thuốc siro ho.