Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 9/1/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024. Luật mới ban hành được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập; giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân; đồng thời tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Bác sĩ Trung tâm tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Ðức) đánh giá kết quả điều trị cho một người bệnh bị lóc động mạch chủ.

Bác sĩ Trung tâm tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Ðức) đánh giá kết quả điều trị cho một người bệnh bị lóc động mạch chủ.

Theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, sau 13 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (năm 2009), công tác khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Luật cũng đã tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam tiếp cận với các kỹ thuật mới, phương pháp mới, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới; tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân… Tuy nhiên, cùng với những thay đổi về chủ trương, định hướng về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân thì mô hình tổ chức, quản lý công có những điều chỉnh đòi hỏi hành lang pháp lý cũng phải điều chỉnh cho phù hợp.

Trên tinh thần đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa được thông qua đã thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Ðảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp thông lệ quốc tế. Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, người hành nghề và người bệnh; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân. Ðổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và người nhà người bệnh. Tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có nhiều điểm mới, đã đưa ra quy định thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn. Thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề. Giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề. Ðối với người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo. Việc áp dụng kê đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử và các thông tin này phải kết nối với hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để kiểm soát, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của người hành nghề và liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Luật cũng có nhiều điều chỉnh hướng tới nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân. Về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bổ sung quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.

Về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân, thay đổi từ bốn tuyến chuyên môn thành ba cấp chuyên môn; cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điều trị người bệnh, nhưng tối đa không quá 72 giờ; phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa để góp phần đạt được việc bao phủ sức khỏe toàn dân bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận của người bệnh với các dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả về chi phí, mọi lúc mọi nơi, nhất là đối với các bệnh ít nghiêm trọng, mạn tính cần được chăm sóc lâu dài và thường xuyên.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cũng cụ thể hóa một số quy định liên quan điều kiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Ðó là việc có chính sách khuyến khích, động viên người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu; hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước...

Ðối với công tác tài chính, bổ sung quy định cụ thể về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, trong đó khẳng định: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. Bổ sung quy định về các hình thức huy động nguồn lực, trong đó khẳng định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế; thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; mua trả chậm, trả dần, thuê, mượn thiết bị y tế. Quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đồng thời quy định giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bảo đảm được tính đúng, tính đủ theo lộ trình do Chính phủ quy định để bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và có tích lũy.

Hiện Bộ Y tế đang phối hợp các cơ quan có liên quan khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật; xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật... 

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(HBĐT) - Năm 2022 là một năm chất chồng khó khăn với ngành Y tế tỉnh nói chung, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh nói riêng khi vừa phải chống chọi với đỉnh dịch Covid-19, vừa loay hoay giải bài toán thiếu vật tư y tế. Tâm tư cán bộ ngành Y có những xáo trộn nhất định do áp lực công việc căng thẳng... Nhưng vượt lên những khó khăn đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) BVĐK tỉnh đã nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. BVĐK tỉnh là đơn vị dẫn đầu khối thi đua ngành Y tế tỉnh, 1 trong 12 đảng bộ tiêu biểu thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022.

Ngành Y tế học tập và làm theo lời Bác Hồ

(HBĐT) - Được lãnh đạo Sở Y tế giới thiệu, chúng tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh – một trong những đơn vị điển hình trong thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiều tập thể, cá nhân điển hình. Trong đó phải kể đến tấm gương bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và phụ trách chuyên môn Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 vùng của tỉnh Hoà Bình. Được chứng kiến bác sỹ thăm khám bệnh nhân với sự tận tình, chu đáo thăm hỏi, động viên, hiểu về gia cảnh, bệnh án của từng người mới thấy được tình cảm giữa thầy thuốc với bệnh nhân như lời Bác dạy "Lương y như từ mẫu”, "Thầy thuốc như mẹ hiền".

Vẫn còn "lãng quên" việc chấp hành đã uống rượu, bia thì không lái xe

"Em đã sợ rượu, bia rồi, không dám uống mà lái xe nữa”, Bùi Xuân Q. (20 tuổi, Bắc Ninh) vẫn còn thất thần sau vụ tai nạn giao thông va chạm mạnh khiến đôi chân của em bị gẫy phức tạp, tổn thương bụng khi vừa rời khỏi tiệc tất niên với bạn bè trong tình trạng lượng cồn trong máu cao nhiều lần cho phép.

WHO duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với đại dịch COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo đại dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng, mức cảnh báo cao nhất của WHO. WHO đánh giá đại dịch COVID-19 có thể đang trong thời điểm chuyển tiếp, cần được theo dõi cẩn thận để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

Một số hình ảnh nổi bật của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình trong năm 2022

(HBĐT) - Năm 2022, song song với hoạt động phòng chống dịch trong 4 tháng đầu năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình tiếp tục nâng cao chất lượng trong khám và điều trị.


Ngày 28/1, cả nước có 18 ca mắc mới COVID-19

Ngày 28/1, Việt Nam có 18 ca mắc mới COVID-19; chỉ còn 2 ca nặng đang thở oxy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục