Bộ Y tế đã bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Đây là nội dung Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ Y tế vừa ban hành.


Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh (minh họa): TTXVN

Theo thông tư này, COVID-19 trở thành bệnh nghề nghiệp thứ 35, bắt đầu từ ngày 1/4/2023.  

Bộ Y tế nêu rõ bệnh COVID-19 được xem là một loại bệnh nghề nghiệp. Bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Các yếu tố gây bệnh được xác định bằng một trong các văn bản bao gồm: Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với virus SARS-CoV-2; Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định; Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.

Theo Bộ Y tế, người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 bao gồm 6 nhóm cơ bản:

Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa virus SARS-CoV-2.

Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 bao gồm: Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà; Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19; Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19; Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19; Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng. Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an. Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Bộ Y tế, thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp) là một lần. Thời gian bảo đảm (khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh là 28 ngày.

Việc chẩn đoán xác định bệnh COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 27/2/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Thời gian khám xác định di chứng được tính từ sau tối thiểu sáu tháng kể từ khi mắc bệnh COVID-19 và được điều trị ổn định. Trường hợp không điều trị ổn định được thực hiện theo quy định hiện hành.

Bộ Y tế hướng dẫn những người làm nghề, công việc trên được chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 1/2/2020 đến trước ngày 1/4/2023 được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.

Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/4/2023 như sau: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp; Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; Bệnh hen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzene; Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; Bệnh giảm áp nghề nghiệp; Bệnh nghề nghiệp do rung toàn than; Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ; Bệnh phóng xạ nghề nghiệp; Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp; Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh sạm da nghề nghiệp; Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm; Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài; Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su; Bệnh Leptospira nghề nghiệp; Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp; Bệnh lao nghề nghiệp; Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Bệnh viêm gan virus C nghề nghiệp; Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp và Bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục