Sở Y tế Hà Nội ngày 28/10 thông tin, thành phố vừa ghi nhận bé trai 6 tháng tuổi tại quận Hoàn Kiếm mắc não mô cầu; đây là ca thứ hai trong năm 2024.


Phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh viêm não mô cầu nhóm B thế hệ mới. Ảnh minh họa: P.L

Bệnh nhi có tiền sử chưa tiêm vaccine phòng bệnh não mô cầu, khởi phát bệnh ngày 17/10 với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Sau đó, trẻ được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng xuất hiện thóp phồng. Xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả bệnh nhi dương tính với não mô cầu.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp mắc não mô cầu. Trước đó, ca mắc não mô cầu đầu tiên trong năm 2024 là bệnh nhân nam (22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây).

Theo các chuyên gia y tế, não mô cầu là một trong 10 bệnh truyền nhiễm, có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam, với các ca mắc bệnh được ghi nhận mỗi năm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra, với khoảng 50% ca bệnh ở dạng viêm màng não, 38% biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và 9% là viêm phổi do vi khuẩn.

Loại vi khuẩn này thường trú ẩn trên bề mặt niêm mạc của vùng hầu họng và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các hạt chất tiết đường hô hấp từ người bệnh, người lành mang trùng. Tỷ lệ tử vong do bệnh viêm màng não mô cầu là từ 10 - 15% và khoảng 20% người để lại di chứng lâu dài.

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não do não mô cầu gây ra thông thường xuất hiện đột ngột và khá dữ dội như: Sốt, đau đầu, đau mỏi cơ, cổ cứng, ho, đau họng, ớn lạnh, rét run, co giật, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói. Đối với trẻ nhỏ, có một số dấu hiệu xuất phát từ sự thay đổi lối sinh hoạt thường ngày như ngủ li bì, kén ăn, bỏ bú, chán chơi, phát ban…

Để phòng bệnh não mô cầu, người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và nơi ở; đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh và dự phòng bằng thuốc. Đặc biệt, quan trọng nhất là tiêm vaccine viêm màng não do não mô cầu để phòng bệnh. Không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng cần tiêm vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân chủ động đi tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ ngày 18 - 25/10, toàn thành phố ghi nhận 502 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp mắc sởi, 40 trường hợp mắc tay chân miệng và 2 trường hợp mắc ho gà. Các dịch bệnh khác như uốn ván, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản, rubella không ghi nhận ca bệnh. Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết và sởi đang có xu hướng gia tăng.

Theo TTXVN

Các tin khác


Khám sàng lọc và phẫu thuật cho trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 21/10, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở LĐ-TB&XH phối hợp Sở Y tế, Trung tâm II trực tiếp hỗ trợ trẻ em tàn tật (đơn vị thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam) tổ chức chương trình khám sàng lọc và phẫu thuật cho trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hoà Bình. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh khi giao mùa

Hiện nay, thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa, nhiều đợt mưa, bão xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là thời điểm nguy cơ dịch bệnh đe dọa sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là các dịch bệnh phổ biến: Sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh liên quan đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ… Chính vì vậy, việc chủ động phòng tránh bệnh, tự bảo vệ sức khỏe là điều vô cùng quan trọng.

Trên 170 người được tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá

Sáng 16/10, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024 tại tỉnh Hoà Bình. Dự hội nghị có 171 đại biểu là lãnh đạo Cục Thông tin cơ sở, Sở Thông tin và Truyền thông; cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền của Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm VH-TT&TT cấp huyện, người phụ trách đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Tập huấn tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống bệnh dại

Ngày 16/10, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Sở Y tế, Sở NN&PTNT tổ chức tập huấn phối hợp liên ngành Y tế - Thú y tăng cường năng lực hệ thống phòng chống bệnh dại khu vực miền Bắc tại tỉnh Hòa Bình năm 2024. Tham dự tập huấn có trên 90 đại biểu là lãnh đạo, đại diện Viện truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản, Chi cục Thú y Vùng I, Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các trung tâm tiêm chủng dịch vụ tư nhân và các bệnh xá quân y, công an trên địa bàn tỉnh.

788 người đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện tại huyện Lạc Thủy

Ngày 15/10, tại nhà văn hóa huyện, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Lạc Thủy phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2024.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số của ngành Y tế

Tại lễ trao Giải thưởng chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam (Vietnam Digital Awards) năm 2024 do Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes vừa tổ chức, Ban tổ chức đã vinh danh 45 tổ chức, giải pháp CĐS xuất sắc trong toàn quốc. Vượt qua hàng trăm đơn vị, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình đã giành giải ở hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp CĐS xuất sắc với giải pháp "Bệnh án điện tử (EMR) thay thế hồ sơ bệnh án giấy". BVĐK tỉnh là đơn vị tiên phong trong thực hiện CĐS của ngành Y tế Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục