Giá thuốc chưa được kiểm soát càng làm tăng thêm áp lực cho bệnh nhân.

Giá thuốc chưa được kiểm soát càng làm tăng thêm áp lực cho bệnh nhân.

Trong khi người bệnh đang điêu đứng với giá thuốc tăng cao mỗi ngày thì các cơ quan quản lý vẫn “rề rà” đi tìm giải pháp. Rút cục, “bàn ù cả tai” nhưng vẫn chưa có lối ra. Đó là ghi nhận tại cuộc hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Sở Y tế TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An cùng một số bệnh viện, công ty dược trong nước ngày hôm qua (20-4).

 

Giá thuốc có bình ổn?

Mở đầu hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội (UB CVĐXH QH) Nguyễn Văn Tiên nói giá thuốc đã được đưa vào Luật Dược cách nay 5 năm và đó là vấn đề thị trường nhưng nhà nước phải can thiệp bởi mặt hàng thiết yếu. Dư luận thời gian qua phản ánh giá thuốc tăng liên tục khiến người bệnh không chịu…xiết, và chính người bệnh nghèo càng điêu đứng. Thực tế này khiến dân bức xúc là đúng, và các cơ quan quản lý phải nhạy bén tháo gỡ cho dân.

Quả thật giá thuốc hiện quá cao đều được người dân xác nhận và chính các đại biểu Quốc hội cũng không ngoại trừ. Vậy nhưng, ngay trong báo cáo dài ngoằng của mình, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Trương Quốc Cường cho rằng “giá thuốc được bình ổn”.

Để minh họa điều này, ông Cường căn cứ số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê - Bộ Công thương về chỉ số giá tiêu dùng của các mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế và xét trên bình diện chung của nền kinh tế, thị trường thuốc về cơ bản được duy trì ở mức ổn định, chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm y tế trong các năm vừa qua đều thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng! Vậy là xong! Cứ đưa đánh giá của Bộ Công thương ra dẫn chứng, còn thực tế giá thuốc cao - thấp thế nào, Cục Quản lý dược “miễn” bình luận.

Biện pháp bình ổn mà ông Cường cho biết Bộ Y tế đưa ra là biện pháp tổng thể - đó là đảm bảo quân bình cung - cầu. Còn cụ thể giá thuốc thì “không thể sử dụng các biện pháp hành chính để “buộc” giá thuốc đứng yên…”, ông Cường nói.

BS Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc BV Bình Dân TPHCM bức xúc vì giá thuốc khi vào bệnh viện đã là…giá ngọn. “Các hãng dược làm giá từ lúc nhập khẩu, phân phối đến mấy lần rồi mới đến bệnh viện”, BS Hùng nói. BS Hùng cũng cho biết đấu thầu thuốc có giá trị 1 năm nhưng hễ có biến động ngoại tệ các hãng dược lại liên tục đề nghị tăng giá. Nhiều khi họ còn dọa “cắt hàng” nên bệnh viện cũng…đuối.

Theo BS Hùng, Cục Quản lý dược phải xác định được giá thuốc sản xuất ở các nước bao nhiêu, rồi bán cho các nước trong khu vực bao nhiêu để áp giá phù hợp, quy định thặng số bán buôn, bán lẻ luôn, chứ không phải đợi đến khi doanh nghiệp “phù phép” tăng giá mấy lần mới biết!

Quản lý kém

Ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An cho biết việc đấu thầu thuốc tại bệnh viện hiện nay quá bất cập. Cùng một loại thuốc nhưng có hàng chục nơi sản xuất khác nhau và giá cả cũng khác nhau một trời một vực. Chẳng hạn chỉ riêng loại thuốc tăng huyết áp, thuốc sản xuất trong nước chỉ có giá 400 đồng nhưng thuốc điều trị bệnh này có xuất xứ từ Pháp lại có giá trên 8.000 đồng/viên. Vì vậy, cần có một danh mục thuốc đấu thầu thống nhất trong cả nước, tránh tình trạng mỗi nơi mỗi kiểu.

Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Ngô Tùng Châu nhấn mạnh đấu thầu thuốc tại các BV hiện trải qua 3 giai đoạn để thẩm định loại thuốc, nhà cung cấp… nhưng lại không có tiêu chuẩn nào để xác định chất lượng thuốc của nhà sản xuất nào tốt hơn và chất lượng đó đã tương xứng với giá thành chưa, làm nảy sinh tiêu cực.

Khi có ý kiến ưu tiên đấu thầu thuốc nội, Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường bàn lùi, đã gia nhập WTO và các nước sẽ phản đối vì phân biệt đối xử. Còn ý kiến đề nghị không cho thuốc tăng giá nếu xét thấy chưa phù hợp, ông Cường nói các doanh nghiệp sẽ không chịu cung ứng và bệnh viện kêu thiếu thuốc.

Riêng biện pháp khuyến khích nhập khẩu song song, ông Cường cho biết thường áp dụng với các loại thuốc biệt dược phân phối độc quyền, trong khi các hãng dược độc quyền phân phối chỉ bán cho một số nước và mỗi nước một giá, nếu có cho nhập khẩu song song thực ra cũng chỉ “gom” các loại thuốc đó trôi nổi ở nước ngoài rồi nhập về…

Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm UB CVĐXH QH cho rằng, thuốc là thị trường có bàn tay điều chỉnh của nhà nước. Còn để cho thị trường tự do là không được. Với 22.000 danh mục thuốc hiện nay, chỉ nên tập trung bình ổn giá một số loại thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân, nhất là thuốc trong bệnh viện. Mà danh mục thuốc thiết yếu chỉ khoảng 500 loại, mà không quản lý được là kém.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nêu giải pháp, quan điểm là giữ ổn định giá thuốc chứ không phải cố định. TPHCM có tới 4.000 nhà thuốc, hơn 600 công ty dược đã cho thấy một thị trường quá lớn, phức tạp.

Nhưng nếu khuyến khích dùng thuốc nội, giá thuốc sẽ kéo xuống. Dù nguyên liệu nhập tăng gấp 2 - 3 thì giá thuốc nội vẫn rẻ hơn thuốc ngoại. Thuốc ngoại tăng 2% - 5% người bệnh đã khổ, nhưng thuốc nội tăng vẫn dễ thở. Trong khi hiện riêng TPHCM có 22 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP và có thể sản xuất những loại thuốc tốt tương đương nhập khẩu

 

                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục