Người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng đúng quy định.

Người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng đúng quy định.

(HBĐT) - Hiện nay, dịch tai xanh đã bùng phát trở lại và được đánh giá là có những diến biến phức tạp nhất từ trước đến nay. Trên cả nước, 7 tỉnh đã công bố có dịch. Nguy cơ về dịch tai xanh bùng phát trên diện rộng không còn là tiềm ẩn. Phóng viên HBĐT đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Công Gừng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh xung quanh vấn đề này.

 

P.V: Xin ông cho biết diễn biến của dịch lợn tai xanh hiện nay như thế nào?

 

Dịch lợn tai xanh năm nay có những diễn biến hết sức phức tạp. Hiện, dịch tai xanh đã lan ra 7 tỉnh và thành phố trên cả nước, gồm: Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh và mới đây nhất Quảng Nam cũng đã công bố có dịch lợn tai xanh, làm cho trên 20 ngàn con lợn nhiễm bệnh. Trong đó, Hưng Yên có 10.564 con heo ốm chết, Hải Dương có 5272 con... Nguy cơ dịch tiếp tục lây lan, bùng phát ra nhiều tỉnh, thành phố là rất lớn.

 

Năm 2008, dịch lợn tai xanh bùng phát tại Thanh Hoá. Có điểm dịch chỉ cách huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) 2km song tỉnh ta vẫn không hề có dịch. Đó là minh chứng cho thấy công tác phòng dịch của tỉnh trong những năm qua luôn được các cấp ngành quan tâm, chú trọng đúng mức. Hiện nay, tỉnh ta có khoảng 444.000 con lợn và chưa có bất kỳ trường hợp lợn tai xanh nào.

 

PV: Xin ông cho biết những nguyên nhân và triệu chứng bệnh tai xanh trên đàn lợn?

 

Đó là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn còn gọi là bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, có khả năng lây lan nhanh, làm chết nhiều lợn. Lợn mắc bệnh dễ mắc các loại bệnh khác như: dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn...

 

Lợn mắc bệnh tai xanh có những biểu hiện lâm sàng dễ thấy nhất là sốt cao, biếng ăn. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển, lợn mắc bệnh lại có những biểu hiện riêng. Ở giai đoạn mang thai, lợn có thể sảy thai vào giai đoạn cuối, thể cấp tỉnh tai chuyển màu xanh, đẻ non, động dục không bình thường, ho và viêm phổi nặng. Ở giai đoạn đẻ và nuôi con, lợn mắc bệnh lười uống nước, mất sữa, viêm vú, đẻ non, phần da mỏng biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai chết lưu hoặc chết yểu, lợn con mới sinh rất yếu, tai xanh nhợt. Lợn con mắc bệnh thường gầy yếu, khó thở, mắt có dỉ màu nâu, phần da mỏng như da bụng, gần mang tai có màu hồng, đôi khi da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Ở lợn choai và lợn thịt có những biểu hiện như ủ rũ, ho, những phần da mỏng như phần da gần tai, phần da bụng lúc đầu màu hồng nhạt dần chuyển thành màu hồng thẫm- tím nhạt. Lợn đực giống mang bệnh thường bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít. Đó là những biểu hiện thường thấy ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sinh trưởng khi lợn mắc bệnh tai xanh

 

P.V: Thưa ông, hiện nay công tác phòng dịch tại tỉnh ta đã được triển khai như thế nào?

 

Tại tỉnh ta, việc phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm luôn được chú trọng và quan tâm đầu tư. Ngay từ cuối năm 2009, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2624/ QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình năm 2010. Thực hiện Quyết định, ngay từ đầu năm, các chốt kiểm dịch tại tất cả các cửa ngõ ra vào các huyện, thành phố vẫn duy trì hoạt động, góp phần tích cực vào công tác ngăn chặn dịch. Đẩy mạnh kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. Đây là khâu quan trọng giúp phát hiện và ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng nếu có dịch xảy ra. Đồng thời triển khai tiêm phòng bệnh lợn tai xanh và các vac xin phòng bệnh khác trên đàn lợn. Cho đến nay, hầu hết các địa phương đã thực hiện tương đối tốt. Một số huyện như: Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Kim Bôi... đã hoàn thành việc tiêm phòng vụ xuân. Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các huyện chủ động chuẩn bị mọi biện pháp đối phó nếu dịch xảy ra. Hiện nay, công tác tiêu trùng khử độc vẫn đang được duy trì đặc biệt là tại những nơi có nguy cơ cao như nơi mua bán gia súc, gia cầm hoặc ổ dịch cũ... Đây là những biện pháp hết sức tích cực góp phần ngăn chặn và phòng chống dịch lợn tai xanh có thể xảy ra.     

 

P.V: Ông có khuyến cáo gì đối với người chăn nuôi lợn về dịch bệnh này?

 

Điều đầu tiên có thể khẳng định là bệnh lợn tai xanh không có thuốc chữa. Việc tiêm vac xin cho lợn theo định kỳ là biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất giúp phòng dịch cho đàn lợn. Vì vậy, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm các quy định về tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm.

 

Thứ hai, người chăn nuôi cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tiêu trùng khử độc chuồng trại nhằm hạn chế các loại dịch bệnh có thể xảy ra.

 

Thứ ba, khi phát hiện lợn ốm, chết, người dân phải báo ngay cho các cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn dịch không để lây lan ra diện rộng. Khi vận chuyển lợn mang trùng, theo gió, bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển... sẽ giúp vi rút gây bệnh lợn tai xanh lây lan. Do đó, người dân không được giết mổ lợn ốm đem bán, cho... gây ảnh hưởng đến cộng đồng và khó khăn cho công tác kiểm soát nếu dịch xảy ra.

 

P.V: Xin cảm ơn ông!

                                                                              Hải Yến

                                                            (Thực hiện)

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục