Chỉ trong khoảng một tuần lễ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận hơn 90 ca tiêu chảy cấp nhập viện, chủ yếu ở Hà Nội, trong đó có ít nhất 28 bệnh nhân đã được xác định dương tính với phẩy khuẩn tả vibrio cholerae O1 - Ogawa. Nắng nóng cộng với môi trường ô nhiễm đã khiến cho bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có cơ hội quay lại tấn công người dân.

 

BS. Nguyễn Nhật Thỏa, Trưởng phòng KHTH, BV Bệnh nhiệt đới TW cho biết, do số bệnh nhân đông, nhập viện ồ ạt khiến Khoa Điều trị tích cực và Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, hai khoa chủ yếu tiếp nhận điều trị bệnh nhân tiêu chảy cấp đều quá tải, bệnh nhân nằm tràn cả ra hành lang, bệnh viện phải trưng dụng cả khoa viêm gan để điều trị cho bệnh nhân tiêu chảy cấp. Có trường hợp bệnh nhân tiêu chảy quá nhiều, nhưng do nhập viện muộn nên đã dẫn đến suy thận, phải truyền nước, bù điện giải liên tục mới hồi phục. Qua khai thác tiền sử dịch tễ những trường hợp nhập viện do tiêu chảy cấp trong thời điểm này chủ yếu đều có liên quan đến thức ăn đường phố, thịt chó, rau sống, uống nước đá, nước hoa quả... Các trường hợp mắc tiêu chảy cấp chủ yếu sinh sống tại Hà Nội, rải rác ở các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đống Đa... nhưng đông nhất là ở quận Hoàng Mai do điều kiện về vệ sinh, môi trường ở khu vực này vẫn còn khá bất cập.

       Cục Y tế dự phòng tiếp tục khuyến cáo, người dân ở các vùng dịch cũ và ở các tỉnh giáp biên nên đề cao cảnh giác, nếu xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy nhiều lần thì cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh trường hợp nhập viện muộn khi đã mất nước quá nặng dễ dẫn đến trụy mạch, hạ huyết áp, biến chứng gây suy thận... gây hại cho sức khỏe và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nằm điều trị tiêu chảy cấp tại BV Bệnh nhiệt đới TW đã 4 ngày nay, bệnh nhân N.T.L., 23 tuổi, ở Phương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, đang mang thai ở tuần thứ 26 đã được các bác sĩ thông báo mắc tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả. Trước khi nhập viện, chị L. cho biết, có ăn bún chả và uống trà đá tại vỉa hè ngã tư Đại La-Trương Định cùng với hai người khác nhưng chỉ có một mình chị đau bụng ngay sau đó và được đưa vào viện để khám. BS. Nguyễn Ngọc Phúc, Phụ trách Khoa viêm gan, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân L. cho biết, cũng may là bệnh nhân được đưa đến viện kịp thời nên bệnh cảnh chưa đến mức trầm trọng, vì thế việc điều trị không gặp khó khăn chỉ trừ việc phải tìm loại thuốc điều trị và truyền dịch với liều lượng, cường độ thích hợp với phụ nữ mang thai. Hiện sức khỏe của bệnh nhân này đã ổn định, đi ngoài bình thường.

BS. Phúc cho biết, tại Khoa viêm gan có 54 giường bệnh thì chỉ trong vòng 3 ngày từ 2-4/7 đã phải tiếp nhận đến 51 ca tiêu chảy vào điều trị tại Khoa, chưa kể số bệnh nhân đang điều trị bệnh gan tại khoa này. Đến sáng 5/7, vẫn còn 35 bệnh nhân tiêu chảy tiếp tục được theo dõi, điều trị tại đây. Do bệnh nhân đông, quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép, thậm chí nằm tràn cả ra hành lang.

 Bệnh nhân tiêu chảy cấp đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW (ảnh chụp sáng ngày 5/7/2010).

BS. Thỏa cho hay, ngay sau khi các bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện, ngoài điều trị theo đúng phác đồ, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, BV phối hợp với Trung tâm YTDP các quận để điều tra dịch tễ. Không như những năm trước, hầu hết các ca bệnh đều xác định được nguyên nhân, trong đó chủ yếu là ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống... thì năm nay, ngoài những tác nhân trên nguyên nhân gây bệnh rất phong phú, như ăn bún rong ngoài đường, uống nước đá... và có những ca bệnh không xác định được nguyên nhân. Những ngày gần đây, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm của BV đã tiến hành họp giao ban thường xuyên vào các buổi sáng để tìm biện pháp đối phó với dịch. Bên cạnh đó, đội chống dịch của BV gồm 18 người luôn được đặt trong tư thế sẵn sàng ứng phó khi có ca bệnh.

Các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có bệnh tả lây qua đường ăn uống, vì thế để phòng bệnh, việc ăn thức ăn chín, uống nước sôi là quan trọng nhất. Người dân tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, không uống nước lã vì đây là những thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây các bệnh đường ruột, trong đó có bệnh tả.

Đối với các thí sinh đang dự thi đại học, cao đẳng, trung học trong thời gian này, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thức ăn đường phố. Việc ăn uống để bồi bổ sức khỏe phục vụ cho kỳ thi cũng cần hết sức cẩn trọng, nếu phải sử dụng thức ăn đường phố thì nên vào các cửa hàng có cảm quan sạch sẽ, thoáng mát, nên ăn thức ăn nóng đã được nấu chín, tránh ruồi muỗi, sử dụng nước uống đóng chai, hạn chế dùng nước đá không rõ nguồn gốc.

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục