Thực hiện chương trình BHYT, người dân vùng sâu xã Phú Vinh (Tân Lạc) thường xuyên được chăm sóc sức khỏe.
(HBĐT) - Ngày 7/9/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 38-CT/T.ư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”, khẳng định BHYT là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo này, Luật BHYT đã ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009, là cơ sở pháp lý quan trọng để BHYT phát triển trong thời gian tới.
Những năm qua, lãnh đạo tỉnh đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của BHYT đối với tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao so với trung bình của cả nước. Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 31/5/2006 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân đã tạo những chuyển biến tích cực, nhận thức của các đơn vị sử dụng lao động và người dân về BHYT được nâng lên. Quỹ BHYT ngày càng mở rộng, đây là nguồn quỹ của dân, do dân đóng góp, để phục vụ lợi ích CSSK của dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng trên 80% dân số có thẻ BHYT. Công tác khám, chữa bệnh (KCB) đã được triển khai đến tận các xã, phường, thị trấn với trên 200 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, tạo điều kiện thuận lợi chongười có thẻ BHYT được KCB gần nơi cư trú.
Cơ quan quản lý Quỹ BHYT là BHXH tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công tác thu, chi Quỹ BHYT; phối hợp với ngành Y tế đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Vì vậy, công tác BHYT ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng KCB từng bước được nâng cao, hạn chế người bệnh nằm ghép, từng bước đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Tuy nhiên, hiện nay, tại tỉnh ta, tỷ lệ người thuộc hộ cận nghèo, HS-SV và người làm nông, lâm, ngư nghiệp tham gia BHYT còn rất thấp. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 50% kinh phí mua thẻ BHYT cho các đối tượng này từ năm 2010. Một số đơn vị, tổ chức, nhất là doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện chính sách BHYT cho người lao động. Số người tham gia BHYT tự nguyện phần lớn là người có bệnh mạn tính và người có nguy cơ mắc bệnh cao. Công tác quản lý Quỹ BHYT còn bộc lộ một số yếu kém như: tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT còn khá phổ biến. Việc thanh, quyết toán thu, chi Quỹ BHYT còn nảy sinh nhiều vướng mắc, dẫn đến chất lượng KCB, giải quyết quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT chưa cao, dễ nảy sinh tiêu cực. Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ chưa thực hiện tốt. Còn tình trạng sử dụng kỹ thuật cao, xét nghiệm không cần thiết, kê đơn thuốc để ngoài sổ sách đối với các bệnh nhân BHYT. Thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế, cán bộ trực tiếp làm công tác chi trả BHYT và thủ tục hành chính trong KCB, chi trả BHYT còn gây phiền hà cho người bệnh. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác thu, chi Quỹ BHYT đã có chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thống nhất, chưa đồng bộ, gây bức xúc cho các tổ chức, đối tượng tham gia BHYT.
Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số đơn vị, địa phương và một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện chính sách BHYT thiếu thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ BHYT còn yếu; sự phối hợp liên ngành Y tế - BHYT - Tài chính - Lao động trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHYT chưa tốt, hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực y tế chưa cao.
Để chính sách BHYT thực sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội và công bằng trong CSSK nhân dân. Đặc biệt, công tác quản lý, sử dụng Quỹ BHYT có hiệu quả, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và người sử dụng lao động cần thực hiện tốt một số nội dung chính sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 38-CT/T.ư ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 31/5/2006 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 19/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý Quỹ BHYT. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến trong nhận thức đối với các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chính sách BHYT. Công tác tuyên truyền giáo dục cần đi sâu vào nội dung cụ thể, thiết thực phù hợp với các tầng lớp dân cư. Nhất là với các đối tượng nông dân, người cận nghèo, HS-SV, chủ sử dụng lao động...; tuyên truyền cần đi đôi với thuyết phục, động viên mọi người tham gia thực hiện.
Hai là, tăng cường các giải pháp đồng bộ trong công tác thu, chi Quỹ BHYT, giảm tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH, BHYT kéo dài tại một số đơn vị trên địa bàn. Đảm bảo cân đối giữa việc thu, chi Quỹ BHYT, kết hợp với chống lạm dụng và trục lợi BHYT để xây dựng tính bền vững của Quỹ. Tăng cường áp dụng CNTT trong công tác quản lý Quỹ BHYT và quản lý chất lượng KCB tại các cơ sở KCB BHYT.
Ba là, nâng cao công tác tổ chức KCB bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt quy trình tổ chức KCB cho người có thẻ BHYT theo đúng quy định. Chỉ định sử dụng thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật an toàn, hợp lý theo quy định về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế. Quản lý, sử dụng Quỹ BHYT hiệu quả, hợp lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, kịp thời chấn chỉnh những sai sót nhằm đảm bảo tốt công tác KCB BHYT. Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi thực hiện chính sách BHYT, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tốt việc KCB BHYT phù hợp với những quy định mới về nơi đăng ký KCB ban đầu, về thực hiện cùng chi trả chi phí KCB.
Bốn là, thực hiện tốt công tác giám định để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, đảm bảo quyền lợi các bên (người tham gia BHYT, cơ sở KCB và Quỹ BHYT). Phát hiện và có giải pháp xử lý kịp thời với các cơ sở y tế sử dụng vượt Quỹ KCB BHYT trong tỉnh. Thanh toán chi phí KCB kịp thời, đơn giản về thủ tục, giảm tối đa phiền hà cho người bệnh. Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, uốn nắn, xử lý tình trạng cán bộ BHYT gây khó khăn, phiền hà cho người bệnh có thẻ BHYT tại các cơ sở KCB.
Bùi Văn Cửu
( Phó Chủ tịch UBND tỉnh)
(HBĐT) - Trong 3 ngày (28 – 30/6), Đoàn thanh tra Sở KH & CN tỉnh đã tiến hành đợt thanh tra về công tác an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị bức xạ (chủ yếu là thiết bị X quang) trong chẩn đoán y học tại thành phố Hòa Bình.
Ở nước ta, viêm màng não mủ do vi khuẩn ở trẻ em trước đây thường xảy ra vào mùa đông - xuân nhưng những năm gần đây, bệnh có thể mắc quanh năm, nhất là dịp hè. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được phát hiện, điều trị đúng, kịp thời thì tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề...
Diếp cá còn gọi là giấp, ngư tinh thảo. Mọc hoang hay trồng ở nơi ẩm ướt. Là một trong các loại rau thơm gia vị chủ yếu quen dùng ở miền Nam nước ta. Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khi phế quản, hen suyễn, ap-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.
Sau sự việc vi khuẩn E.Coli gây dịch bùng phát làm nhiều người mắc và một số người tử vong tại các quốc gia châu Âu - nơi có nền y học phát triển đã đặt ra một câu hỏi tại sao vi khuẩn tưởng chừng dễ bị tiêu diệt bởi kháng sinh này lại có thể kháng thuốc? Trên số 102 báo SK&ĐS đã có bài “Cần sửa thói quen dùng kháng sinh chưa đúng”, trong số này chúng tôi cung cấp cho độc giả thông tin về nguyên nhân vi khuẩn có thể kháng thuốc.
Từ ngày 1/1/2010, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức được triển khai áp dụng toàn diện và đầy đủ trong phạm vi toàn quốc. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Luật BHYT đa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhân dịp Ngày BHYT Việt Nam (1/7/2011), phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đa có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế về những nội dung xung quanh vấn đề này.
Nếu sau bơi lội, bạn thấy tai đau thì có thể là do bị nước tràn vào hoặc vùng ống tai bị xước, tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.