Bộ Y tế vừa ban hành quy định tạm thời mức giới hạn nhiễm chéo DEHP trong thực phẩm. Theo đó, quy định mức DEHP nhiễm chéo cho phép là 1,5 mg/kg đối với thực phẩm rắn và lỏng (không bao gồm nước uống đóng chai).
Nhiều loại nước giải khát, nước ép, siro trên thị trường nhiễm hóa chất DEHP. Ảnh: MH |
Sau sự cố sản phẩm nhiễm DEHP và cảnh báo của INFOSAN (mạng lưới các cơ quan quản lý thực phẩm toàn cầu) và cơ quan Y tế Đài Loan, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế phối hợp với các ban ngành chức năng phát hiện gần 40 sản phẩm thực phẩm (thạch, nước giải khát...) bị nhiễm DEHP do sử dụng chất tạo đục có xuất xứ từ Đài Loan. Đến nay, công tác thu hồi đã được tiến hành nhanh chóng, chính xác.
Chính vì vậy, việc đưa ra ngưỡng DEHP ở một hàm lượng cho phép xác định việc nhà sản xuất chủ định cho vào một số loại thực phẩm với mục đích gian lận hay không đã thực sự trở thành một yêu cầu quan trọng.
Cho đến nay, Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX) chưa có quy định về giới hạn tối đa trong thực phẩm đối với DEHP.
Giới hạn trên được ban hành dựa trên các hướng dẫn, bằng chứng khoa học về thực nghiệm độc tính của DEHP của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA); cũng như có sự tính toán phù hợp với mức tiêu thụ thức ăn của người Việt Nam.
Theo Cục ATVSTP, trong thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát các nhóm thực phẩm nguy cơ nhằm loại khỏi thị trường những loại thực phẩm không an toàn; xử lý kiên quyết các vi phạm được phát hiện nhằm nỗ lực bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Báo SKĐS
Năm nào cũng vậy, khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè tăng cao thì số lượng trẻ phải nhập viện do sốt cao cũng tăng lên. Nguyên nhân chính là do trung khu điều nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên cơ thể trẻ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Khi bị sốt, đặc biệt là sốt cao, trẻ có thể bị co giật và dẫn đến một số biến chứng khác. Do vậy, cha mẹ cần có những kiến thức cần thiết để xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật nhằm hạn chế tối đa các di chứng có thể xảy ra.
Triệu chứng lâm sàng: Sốt cao, nhức đầu, mờ mắt, khô miệng, khát nước, đau khớp, người đau nhừ, nói nhảm hoặc phát cuồng, chảy máu cam, phát hồng ban sau tím, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi xám hoặc nổi gai. Mạch sác hoặc tế sác.
Bệnh nhân N.V.T, 29 tuổi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và bệnh nhân T.V.D, 32 tuổi, Thường Tín, Hà Nội là công nhân xây dựng, do bất cẩn và không bảo hộ lao động khi tôi vôi nên đã để vôi bắn vào mắt trái, nhập viện trong tình trạng thị lực suy giảm nghiêm trọng. Sau khi được các bác sĩ Khoa Giác mạc, Bệnh viện Mắt TW thực hiện phương pháp “ghép tự thân tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy”, sau 6 tháng điều trị, thị lực của các bệnh nhân này đã đạt tới 3- 4/10 và đang trong quá trình phục hồi. Theo bác sĩ Vũ Tuệ Khanh, Khoa Giác mạc Bệnh viện Mắt TW, nếu không thực hiện phương pháp này cho hai bệnh nhân trên thì việc giữ tổ chức giác mạc là rất khó, giác mạc sẽ bị đục dần, có thể thủng, dẫn tới mù loà, thậm chí có thể hỏng nhãn cầu.
Một số người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
Gần đây, trên một số tờ báo in và các trang mạng có những mẩu quảng cáo các loại thực phẩm chức năng có thể giúp tăng cường sinh lực, tăng kích cỡ "cậu nhỏ" cho nam giới và nhất là giúp hỗ trợ điều trị hiếm muộn con… đã khiến không ít người bán tín bán nghi, cũng có người đã mua sử dụng mà không biết hiệu quả ra sao… Vậy thực hư của những loại "thần dược" này thế nào?
(HBĐT) - Mặc dù đợt 1 chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn” tổ chức trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do việc phê duyệt kế hoạch kinh phí chậm, phải chờ thuốc cho gói phòng - chống viêm nhiễm đường sinh sản... Tuy nhiên, với sự nỗ lực của ngành Dân số cùng sự hỗ trợ của các đoàn thể, ngành chức năng, chiến dịch đã được thực hiện theo tiến độ và đạt kết quả bước đầu.