Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

(HBĐT) - Ngày 27/7, Tổng cục DS – KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng. Tham dự có tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ; giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế, chi cục DS – KHHGĐ, đại diện các xã, huyện triển khai hoạt động mô hình.

 

Theo kết quả điều tra của bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) tại 3 xã Nam Thượng, Đú Sáng, Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi năm 2009, số trẻ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn hẳn các tỉnh khác. Đặc biệt dân tộc Mường có tới 23% nam, nữ vị thành niên/thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện tại có nhiều trẻ đang điều trị bệnh nhưng không có kết quả, tuổi thọ cao nhất cũng chỉ dưới 20 tuổi. Đây là bệnh di truyền do cả bố và mẹ cùng mang gen ẩn, khi sinh sẽ gây bệnh cho con. Phòng bệnh tốt nhất là nam, nữ mang gen ẩn bệnh không kết hôn với nhau.

 

Trên cơ sở đó, năm 2011, chi cục DS – KHHGĐ đã triển khai thực hiện mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia”. Đến hết năm 2011, tại 56 xã thuộc 11 huyện, thành phố của tỉnh triển khai thực hiện mô hình sẽ đạt được các chỉ số: 100% cán bộ làm kỹ thuật dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ các xã được tập huấn kỹ năng tư vấn cho khác hàng về nội dung phòng bệnh tan máu bẩm sinh và chăm sóc SKSS/KHHGĐ; 70% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được cung cấp thông tin và tư vấn các nội dung phòng bệnh; 50% nam, nữ chuẩn bị kết hôn có nhu cầu được cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ phù hợp, thân thiện và thuận tiện; 40% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được kiểm tra sức khỏe, phát hiện người mang gen ẩn bệnh, tư vấn về phòng tránh các nguy cơ sinh con bị bệnh tan máu bẩm sinh. Các hoạt động triển khai mô hình từ tháng 7 – 12/2011 sẽ được ngân sách Trung ương hỗ trợ với tổng kinh phí 488 triệu đồng từ nguồn.  

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Ngành Y tế tỉnh khẩn trương hoàn thiện báo cáo tổng thể nêu bật thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và các đề xuất đảm bảo mô hình triển khai hiệu quả trình UBND tỉnh.

 

Tại hội nghị, tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ khẳng định bệnh tan máu bẩm sinh sẽ phòng được, tiến tới thanh toán được nếu có những giải pháp tích cực thông qua tuyên truyền, vận động, tư vấn, đảm bảo các dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật. Việc triển khai thí điểm mô hình tại cộng đồng tỉnh Hòa Bình giúp từng bước kiểm soát, phát hiện, điều trị, giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị mắc các bệnh di truyền, bẩm sinh; mô hình sẽ đánh giá kết quả sau triển khai, tiến tới nhân rộng ra các tỉnh, thành khác trong cả nước.

 

 

                                                                                    Dương Liễu

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lãnh đạo UBND tỉnh thăm, tặng quà thương binh nặng xã Phú Minh

(HBĐT) - Ngày 26/7, đoàn công tác UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà thương binh hạng ¼ Nguyễn Xuân Nội, xóm Mon, xã Phú Minh (Kỳ Sơn).

Thăm, tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố

(HBĐT) - Ngày 26/7, Thành Đoàn Hòa Bình phối hợp với Đoàn thanh niên các cơ quan: Công an tỉnh, Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel chi nhánh tại Hòa Bình, Công ty Thủy điện Hòa Bình, Công ty CP Sudico, Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 9 đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà 11 gia đình thương binh, liệt sĩ trên địa bàn thành phố, trị giá mỗi suất quà 500.000 đồng.

Người thương binh già và nỗi đau xuyên ba thế hệ

(HBĐT) - Ngôi nhà đó nằm bình yên giữa một khoảng sân rộng, khu vườn lúc nào cũng xào xạc tiếng lá reo. Nhưng trái ngược với sự yên bình của cảnh vật, sống trong ngôi nhà đó bao năm nay, trái tim người thương binh già luôn nặng trĩu bởi nỗi đau bất tận mang tên chất độc da cam/điôxin. Nỗi đau đã xuyên qua ba thế hệ gia đình ông, từ đời ông sang đời các con và đến cả thằng cháu trai mới hai tuổi cũng trở thành nạn nhân của nó!

Trên 37,2 tỷ đồng xây dựng 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

(HBĐT) - Theo Quyết định số 480, ngày 4/4/2011 của UBND tỉnh về việc giao dự toán chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011, các xã Phú Lương, Vũ Lâm (Lạc Sơn) và Vạn Mai (Mai Châu) sẽ được đầu tư xây dựng mới 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, với tổng mức đầu tư là 37.248.000 đồng.

Khai thác hiệu quả phòng thí nghiệm trọng điểm

Cả nước hiện có 17 phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTÐ) thuộc các lĩnh vực khác nhau, được xây dựng với nguồn vốn đầu tư hơn 1.125 tỷ đồng. Hoạt động của các phòng thí nghiệm này đã góp phần đáng kể vào công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo của các viện nghiên cứu và trường đại học. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cần tháo gỡ, giải quyết để việc khai thác các PTNTÐ có hiệu quả thật sự.

Các dấu hiệu nguy hiểm khi sử dụng kháng sinh

Thực trạng hiện nay cho thấy, việc lạm dụng kháng sinh xảy ra khá phổ biến vì các nhà thuốc thường bán kháng sinh một cách dễ dàng theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi nhuận của nhà thuốc mà quên đi những nguyên tắc quy định. Để bảo đảm thực hành tốt nhà thuốc (GPP), việc mua sử dụng và bán thuốc kháng sinh nhất thiết phải có đơn của bác sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục