Thời gian gần đây ở không ít các hiệu thuốc tân dược và đặc biệt trên thị trường mạng rầm rộ quảng cáo, rao bán về một loại cà phê có nhãn hiệu Green Coff ee với công dụng thần kỳ trong việc giảm béo “siêu tốc”: “trong 2-3 tuần có thể giảm 3 – 6kg!”. Đánh trúng vào tâm lý của các chị em muốn giảm cân nhanh nên không ít người đã bỏ tiền triệu mua loại cà phê này về dùng. Thực tế đã không như quảng cáo.
Kết quả bất thường
Đồng loạt trên tất cả các trang web rao vặt khi giới thiệu có bán sản phẩm Green Coffe đều in đậm dòng chữ “Trà có tác dụng giảm cân nhanh chóng , bạn chỉ cần pha 1 gói cùng với 60-120ml nước ấm dùng trước bữa sáng 30 phút. Bảo đảm có công hiệu ngay trong 6 ngày đầu”. Thành phần của loại cà phê này được ghi đại khái như sau: gồm bột cà phê chlorogenic Colombia; HCA (Hydro Citric Acid); tinh chất hoa hồng thiên nhiên; chất kittin… Ngoài ra không có thông tin gì thêm cũng như không có bất kỳ thông tin nào cho thấy đã được Bộ Y tế cấp phép. Hình ảnh loại cà phê này được đưa lên mạng cho thấy chúng được đóng trong hộp giấy với nền màu xanh có in hình 3 lá chè xanh, cùng logo sản phẩm, bên cạnh có dòng chữ Made in USA (sản xuất tại Mỹ). Mỗi hộp cà phê loại này chứa 18 gói nhỏ. Gọi tới số điện thoại ghi trên trang mạng, chúng tôi được một người tự xưng là Phương Linh cho biết: “Green Coffee giúp tiêu hao phần mỡ dư thừa trong cơ thể, mặc dù giảm cân nhanh nhưng đảm bảo thân hình vẫn săn chắc, không bị đau bụng tiêu chảy. Bảo đảm uống hết 1 hộp có thể giảm được từ 2-3kg. Cô nhân viên này còn khẳng định như đinh đóng cột rằng, rất nhiều người sau khi mua và uống sản phẩm này đã xuống được 1-2kg sau 2 tuần! nhiều hơn sau 4-6 tuần!?”. Tuy nhiên, khi hỏi địa chỉ để đến xem hàng thì nhân viên này cho biết, chỉ thanh toán qua thẻ, hàng sẽ được mang đến tận nhà cộng phí vận chuyển 10.000 đồng nếu ở nội thành, ngoại thành sẽ thanh toán theo phí bưu điện.
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống, trên thị trường mạng, cà phê giảm cân có nhiều loại, có loại kết hợp với bột trà xanh, nấm linh chi, quả cọ, giá dao động từ 240.000 - 800.000 đồng/hộp. Chị Nguyễn Hoàng Phương trú tại 12a/354 đường Lê Văn Lương, Hà Nội cho biết: Cách đây 2 tháng, nghe theo lời giới thiệu của người bạn, chị đã đặt mua 2 hộp cà phê giảm cân nhãn hiệu Green Coffee về uống. Nhưng mỗi lần dùng, cơ thể tôi luôn có cảm giác mệt mỏi suốt ngày, mắt căng ra. Hơn nữa, cứ uống cà phê vào là mặt tôi lại nổi nhiều mụn, ngứa ngáy, khó chịu. Các khớp gối thì lại ngâm ngẩm đau mỗi khi thay đổi thời tiết. Sợ quá nên tôi ngừng uống. Tuy nhiên, lúc ngừng thì tốc độ ăn trở lại như cũ, thậm chí còn nhiều hơn. Vì vậy, mập vẫn hoàn mập”.
Giảm sức khỏe?
Trao đổi về vấn đề này với PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Khoa Dược lâm sàng Trường ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh, được biết: Cà phê hay trà xanh là thức uống giải khát mỗi ngày, không có chức năng giảm cân. Nếu sử dụng loại sản phẩm này mà giảm cân rõ rệt thì người tiêu dùng nên xem xét lại tình trạng sức khỏe và cần có sự kiểm tra của bác sĩ. “Có thể sản phẩm này giúp giảm cân không do cà phê, trà, hoặc các chất đã ghi trên vỏ hộp, mà do một số chất trộn lẫn bên trong nhưng nhà sản xuất không nêu ra. Do vậy, sản phẩm cần được các cơ quan xét nghiệm, đo lường chất lượng tiến hành kịp thời, tránh gây hại cho người tiêu dùng. Cũng nên khuyến cáo người tiêu dùng rằng, các loại thuốc, thực phẩm giúp giảm cân thường gây mất nước, chán ăn, nhuận trường, dùng thường xuyên có thể dẫn đến suy kiệt sức khỏe”.
Cà phê giảm béo cùng bản điều tra sức khỏe của một nhân viên bán hàng qua mạng. |
Phóng viên báo SK&ĐS cũng nhận được sự quan ngại về tốc độ giảm cân của loại sản phẩm này đối với sức khỏe người dùng từ các chuyên gia dinh dưỡng. Theo TS. Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Tôi chưa từng nghe đến một loại đồ uống nào lại có khả năng giúp giảm cân nhanh chóng như vậy. Nếu đơn thuần chỉ là cà phê thì chất cafein có trong đó không có khả năng làm giảm cân”. Để đánh giá đúng và có cơ sở khoa học cần phải kiểm định rõ ràng các thành phần ghi trên vỏ hộp bởi các cơ quan chức năng. Cũng theo TS. Mai, việc nhà sản xuất công bố các thành phần trên vỏ hộp cũng chưa hẳn đã thực sự chứng minh được công dụng thật của sản phẩm. Bởi có rất nhiều sản phẩm hàng hóa “nhãn ghi một đằng, chất lượng lại một nẻo”, các thành phần ghi trên nhãn chưa chắc đã tồn tại trong sản phẩm hoặc có thì hàm lượng cũng không đủ như công bố. Đặc biệt, nhà sản xuất sẽ giấu các thành phần khác gây bất lợi tới sức khỏe người tiêu dùng không in trên vỏ hộp. Và như vậy người dùng cần hết sức thận trọng khi dùng những sản phẩm mà có tốc độ tăng, giảm cân bất thường, đừng để nguy hại cho sức khỏe.
Theo Báo SKĐS
Các nhà khoa học tại Đại học Y Michigan vừa công bố biện pháp xét nghiệm nước tiểu mới có thể giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Xét nghiệm nước tiểu mới sẽ tìm kiếm được 2 chỉ số về gien đi liền với ung thư là TMPRSS2:ERG và PCA3.
Xưa kia, miếng bánh nướng bánh dẻo truyền thống cắt ra mọi người nhâm nhi bên chén trà nóng thưởng trăng. Ngày nay, theo nhịp hiện đại, Tết trung thu trở thành dịp để những hộp bánh cao cấp trở thành quà biếu.
(HBĐT) – Ngày 3/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ sở tiết kiệm cho ba hộ gia đình là nạn nhân chất độc da cam tại xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn gồm ông Bùi Văn Phúc (xóm Đổn), ông Bùi Văn Thạch (xóm Đa) và gia đình em Bùi Thị Sáng, mỗi sổ tiết kiệm trị giá 2 triệu đồng/hộ. Đây đều là các hộ nạn nhân da cam nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, từng tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam, Tây Nguyên hoặc có con phải chịu hậu quả nặng nề của chất độc da cam.
(HBĐT) - Được thành lập từ năm 1992, Phòng khám quân - dân y Chăm Mát (TPHB) được xây dựng trên diện tích 2.800 m2 gồm 2 dãy nhà với gần 20 phòng làm việc rộng rãi, đầy đủ trang thiết bị khám và điều trị. Hiện, Phòng khám có 25 cán bộ, trong đó có 14 cán bộ thuộc biên chế của phòng Hậu cần - Bộ CHQS tỉnh và 11 cán bộ thuộc biên chế của Bệnh viện Đa khoa thành phố. Vườn thuốc nam với hơn 60 loài thuốc chữa các chứng bệnh ho, cảm tả, sốt, đau đầu đang được tập thể thầy thuốc Phòng khám nhân giống để phục vụ chữa bệnh đông - tây y kết hợp.
Những dòng chữ “Sản phẩm là thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc”; “sản phẩm là thuốc không phải thực phẩm chức năng” đang đóng vai trò phân định dược phẩm-thực phẩm. Bộ Y tế đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng mập mờ này.
Mất tiếng và khản tiếng y học cổ truyền gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát mạnh mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm” còn kéo dài lâu ngày “mạn tính” gọi là “cửu âm” hay “thanh á” hay “thất âm”.