“Liệu pháp trúng đích phân tử trong điều trị ung thư dạ dày” là tên cuộc Hội thảo do Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư quốc gia và tập đoàn Roche (Thụy sỹ) tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội. Cuộc Hội thảo đã lần đầu tiên giới thiệu liệu pháp Trastuzumab - Liệu pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa có HER2 dương tính nhằm kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư dạ dày.

 


Hội thảo có sự góp mặt của những giáo sư hàng đầu về ung thư tại Việt Nam và Hàn Quốc như: GS.TS. Nguyễn Bá Đức – Phó chủ tịch hội ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh Viện K Trung Ương), nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phòng Chống Ung Thư Quốc Gia; TS. Nguyễn Tuyết Mai – Trưởng khoa nội 1 – Bệnh viện ung thư quốc gia (Bệnh viện K trung ương) và Giáo sư Yoon-Koo Kang - Khoa chống ung thư, bộ môn nội, trường Y Khoa Asan, Đại học Ulsan, Seoul, Hàn Quốc…

Mỗi năm tại Việt Nam có trên 15.000 số ca mới được chẩn đoán bị ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong, điều đã khiến ung thư dạ dày trở thành loại ung thư phổ biến hàng thứ 3 trong số 10 loại bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp tại Việt Nam. Số ca tử vong do ung thư dạ dày còn nhiều hơn ở Mỹ trong khi dân số Mỹ gấp gần 4 lần dân số Việt Nam.

 
GS.TS. Nguyễn Bá Đức phát biểu tại Hội thảo.

Trastuzumab là một loại thuốc thông dụng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho hơn một triệu bệnh nhân ung thư vú có đột biến HER2. Ung thư dạ dày cũng là một loại ung thư do đột biến HER2 gây ra và nghiên cứu (ToGA) cho thấy những bệnh nhân ung thư dạ dày có đột biến HER2 dương tính sẽ đáp ứng điều trị tốt với liệu pháp điều trị có Trastuzumab. Bên cạnh đó cũng cần biết rằng những bệnh nhân có đột biến HER2 dương tính thường có tiên lượng xấu nên liệu pháp điều trị với Trastuzumab đã mang lại nhiều ý nghĩa cho nhóm bệnh nhân này.

Phát hiện mới này được xác định sau khi xem xét kết quả của một nghiên cứu lâm sàng gọi là nghiên cứu ToGA. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng của y khoa trong điều trị ung thư dạ dày trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trước đó, Trastuzumab cũng đã được Liên minh Châu Âu và các quốc gia khối EEA-EFTA như Iceland Liechtenstein, Na Uy chấp thuận cho việc sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa hoặc di căn có HER2 dương tính.

 
Giáo sư Yoon-Koo Kang - chuyên gia về ung thư của Hàn Quốc

Theo các chuyên gia, liệu pháp điều trị Trastuzumab là kháng thể đơn dòng có tác dụng tấn công và ngăn chặn hoạt tính của HER2, bằng cách ức chế HER2 tiếp xúc với các hạt ở môi trường ngoài và hoạt hóa hệ miễn dịch của cơ thể. HER2 là một loại protein do một gien chuyên biệt tạo ung thư mã hóa sản xuất ra. Nguyên lý hoạt động của Trastuzumab rất độc đáo: kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể, khống chế ảnh hưởng của HER2 để tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư. Trastuzumab đã cho thấy hiệu quả rất tốt trong điều trị ung thư vú có HER2 dương tính, cả ung thư giai đoạn sớm và giai đoạn muộn (di căn).

Trastuzumab khi được dùng làm liệu pháp đơn trị liệu và cả khi kết hợp với các hóa trị liệu chuẩn đều cho thấy hiệu quả cải thiện mức độ tương tác thuốc, đáp ứng phác đồ, tỷ lệ sống còn không bệnh lý, kéo dài thời gian sống còn toàn bộ, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân bị ung thư vú có HER2 dương tính. Trastuzumab xuất hiện ở thị trường Hoa Kỳ thông qua công ty Genentech, ở Nhật Bản thông qua Chugai, và ở các thị trường quốc tế khác thông qua Roche và có văn phòng đại diện của Hoffmann La Roche tại Việt Nam. Kể từ năm 1998 cho tới nay, Trastuzumab đã được sử dụng cho hơn một triệu bệnh nhân ung thư vú có HER2 dương tính trên toàn cầu.
 
                                                                             Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục