(HBĐT) - Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn” được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động ngày 6/11/2006 nhằm hỗ trợ đoàn viên, CNVC-LĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở. Quán triệt tinh thần trên, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã cụ thể hóa và xây dựng Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh ta. Phong trào xây dựng “Mái ấm công đoàn” thực sự đã giúp người lao động có được những ngôi nhà mơ ước, giúp họ “an cư, lạc nghiệp” và tiếp tục yên tâm công tác.

 

Phong trào mang tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng của CNVCLĐ, góp phần thực hiện xóa đói - giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để phong trào tiếp tục được duy trì, phát triển cần có sự chung tay, vào cuộc của mhiều tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm, chia sẻ với những công nhân cần cù lao động nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được giúp đỡ. Bên cạnh đó, LĐLĐ các cấp cũng cần điều tra, khảo sát chặt chẽ, lập hồ sơ đề xuất hỗ trợ các trường hợp đúng tiêu chuẩn, tạo động lực, niềm tin và hy vọng cho lao động nghèo – Ông Hoàng Kim Bảng, Trưởng ban Chính sách và pháp luật - LĐLĐ tỉnh cho biết.

 

Theo điều tra của LĐLĐ tỉnh, toàn tỉnh hiện có gần 50.000 CNVC-LĐ, khoảng 23.000 hộ CNVCLĐ, trong đó hộ nghèo chiếm 4%. Có gần 200 hộ có nhu cầu xóa nhà tạm. Với tiêu chí giúp đỡ các trường hợp CNVC-LĐ có điều kiện khó khăn về nhà ở, những gia đình CNVC-LĐ nghèo, chưa có nhà ở hoặc đang ở trong những ngôi nhà tranh tre, dột nát có nơi ở ổn định, yên tâm công tác, từng bước vươn lên thoát nghèo, trong 5 năm lại đây, đến nay, LĐLĐ tỉnh đã vận động các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị tham gia ủng hộ chương trình được trên 1,3 tỷ đồng. Với số tiền đó, LĐLĐ tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được 66 căn nhà “Mái ấm công đoàn” cho các đối tượng CNVC-LĐ nghèo có hoàn cảnh khó khăn và 1 nhà công vụ cho giáo viên Trường tiểu học xã Pà Cò (Mai Châu) trị giá 173 triệu đồng. Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh còn trợ cấp cho hàng trăm CNVC-LĐ khi bị ốm đau dài ngày, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mỗi suất trị giá từ 500.000 – 2,5 triệu đồng. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh còn nhận được sự hỗ trợ của Quỹ tấm lòng vàng (Báo Lao động) và các tập đoàn kinh tế cho con, em của CNVC-LĐ nghèo hiện vật như sách, vở, quần áo, giày dép…

 

Để quỹ “Mái ấm công đoàn” thực sự hiệu quả, các cấp công đoàn đã chủ động phân công cán bộ đến tận cơ sở khảo sát, điều tra, thống kê, đánh giá thực trạng nhà ở của đoàn viên, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, ngành Trung ương, địa phương để xây dựng Quỹ. Tiêu biểu có công đoàn ngành dầu khí, công thương, xây dựng, LĐLĐ Hà Nội… Từ sự hảo tâm của các tổ chức, nhiều hộ CNVC-LĐ nghèo có được ngôi nhà mơ ước. Niềm vui của chị Bùi Thị Trang, giáo viên mầm non xã Tân Minh (Đà Bắc), chị Hà Thị Chía, giáo viên mầm non xã Piềng Vế (Mai Châu), anh Nguyễn Phúc Linh, cán bộ Đài TT-TH huyện Lạc Sơn… cùng nhiều gia đình CNVC-LĐ khác trên toàn tỉnh khi có ngôi nhà kiên cố sẽ khó mà trở thành hiện thực nếu như không có sự giúp đỡ của tổ chức công đoàn. Từ nay, họ sẽ “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm lao động, sản xuất làm giàu cho gia đình, xã hội.

 

Trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ của các ban, ngành Trung ương, các LĐLĐ địa phương; tích cực vận động đoàn viên, CNVC-LĐ trong tỉnh ủng hộ xây dựng quỹ, giúp nhiều CNVC-LĐ hoàn thành được ước mơ về ngôi nhà khang trang, kiên cố.

 

 

                                                                                    P.V

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục