Thăm khám bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.

Thăm khám bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số lượng người mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) của cả nước 9 tháng qua giảm 46% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian này TP Hồ Chí Minh lại có số ca mắc SXH lên đến 9.125 ca, tăng 1,6 lần, trong đó có 5 người tử vong.

 

Diễn biến phức tạp

Tháng 10 được dự báo là tháng cao điểm của bệnh SXH và tình trạng này sẽ giảm từ tháng 11 trở đi khi thời tiết ít mưa hơn. Tuy nhiên, điều đáng lo là bệnh SXH đang lên đến đỉnh điểm, trong khi dịch tay - chân - miệng cũng đang có diễn biến phức tạp, kéo dài, làm gia tăng áp lực đối với hệ thống cơ sở y tế của TP Hồ Chí Minh.

Theo ông Phạm Bá Thảnh (Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh), trong hai tuần gần đây, số người đến khám liên quan đến SXH vào khoảng 550-580 ca/tuần, tức là khoảng 80 ca/ngày. Số người được chỉ định mắc bệnh SXH ở các thể khác nhau, phải điều trị nội trú là hơn 400 người, trong đó có 22 bệnh nhân nặng phải điều trị dài ngày. Ông Thảnh cho biết: "So với năm 2010 là năm bệnh SXH bùng phát mạnh, thì năm nay số người đến khám tuy giảm nhưng số người nằm viện lại tương đương".

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, khoa SXH luôn có hơn 30 bệnh nhi SXH điều trị nội trú, mỗi ngày bệnh viện thường tiếp nhận mới khoảng 10 trường hợp, trong đó có vài ca nặng. Không chỉ có trẻ em bị SXH mà rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh này. Tháng trước, bệnh nhi SXH phần lớn là ở các tỉnh chuyển về, nhưng gần đây số trẻ nhập viện phần lớn cư ngụ tại TP. 24/24 quận, huyện đều có người mắc SXH nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở các quận 6, 8, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Nhà Bè …

Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Hường (Phó khoa nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh) cho biết, khoa nhiễm D chuyên điều trị SXH cho nam giới. Trung bình nơi đây tiếp nhận mới 30-40 bệnh nhân/ngày, cao điểm có thể lên tới 60 trường hợp. Bệnh nhân ở đây đủ mọi lứa tuổi, hầu hết đều sinh sống tại TP.

Phòng ngừa là chính

Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh cho biết, ngay từ tháng 6 và 7-2011, TP đã đồng loạt ra quân triển khai chiến dịch diệt lăng quăng và phun thuốc trừ muỗi. Ngành y tế đã cung cấp đến các hộ dân 76.000 con cá bảy màu để diệt bọ gậy… Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn là chưa đủ, thể hiện qua số người nhiễm bệnh tăng nhiều so với năm 2010, trong khi diễn biến thông thường của bệnh này sẽ theo chu kỳ 3-5 năm tái phát dịch quy mô lớn.

Theo Sở Y tế TP, SXH là bệnh nguy hiểm nhưng cũng không khó phòng ngừa nếu như môi trường sống và nơi làm việc được giữ sạch sẽ, tuân thủ việc nằm ngủ có màn. Những nơi có nguy cơ cao, nhất là những khu vực có nhiều vật phế thải chứa nước như chùa chiền, công viên, nơi buôn bán cây cảnh, buôn bán phế liệu… cần được kiểm tra thường xuyên. Cơ quan này đã yêu cầu Trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện rà soát lại các ổ dịch SXH trên địa bàn để ngăn chặn kịp thời. Phường, xã nào có 3 ca SXH trở lên phải khoanh vùng dập dịch ngay. Điều mà các chuyên gia lo ngại là rất dễ nhầm lẫn giữa SXH và cúm A/H1N1. Vào những ngày đầu ủ bệnh, diễn biến lâm sàng SXH và cúm A/H1N1 rất khó phân biệt, phải đến ngày thứ 2-3 mới có biểu hiện rõ nét. Do đó, những người bị sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể cần được khám, phát hiện ngay từ tuyến cơ sở, tránh để bệnh nặng.

TS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết, sớm nhất cũng phải đến năm 2016 vắc xin phòng SXH mới được nghiên cứu hoàn chỉnh và đưa ra thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu không có ý thức phòng chống tốt thì cứ mỗi mùa mưa đến, dịch bệnh SXH sẽ hoành hành là điều khó tránh.
 
 
                                          Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục