Các y, bác sỹ Bệnh viện Nhi T.Ư lấy máu xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh tại trường THPT Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

Các y, bác sỹ Bệnh viện Nhi T.Ư lấy máu xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh tại trường THPT Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đang đứng trước một số khó khăn, thách thức. Chất lượng dân số của tỉnh còn chưa cao cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Đặc biệt, vấn đề lớn, nổi cộm gây ảnh hưởng đến chất lượng dân số là bệnh tan máu bẩm sinh (tên khoa học là bệnh thalassemia) đang tiềm ẩn khá lớn trong cộng đồng các dân tộc trong tỉnh” - Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ cho biết.

 

Theo bà Nguyễn Thị Minh Phương, bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền trên gen ẩn của dòng hồng cầu. Bệnh không chữa được và rất tốn kém. Khi gia đình có người mắc bệnh, làm khánh kiệt về kinh tế, suy sụp về tinh thần của những người thân, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm - sinh lý của người mắc bệnh cũng như các thành viên trong gia đình. Tuy là bệnh không chữa được nhưng có thể phòng được nếu như mỗi người trong trong cộng đồng hiểu biết về bệnh để biết cách phòng tránh. Biện pháp phòng bệnh tập trung phát hiện người mang gen ẩn và tư vấn trước hôn nhân để nam - nữ mang gen ẩn bệnh này không kết hôn với nhau. Nếu họ vẫn cứ kết hôn phải theo dõi chặt chẽ và sàng lọc trước khi sinh vì tỷ lệ sinh ra đứa trẻ bình thường chỉ chiếm xác suất 1/4. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sàng lọc trước sinh cũng rất tốn kém và nhiều tai biến mặc dù kỹ thuật này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước. Thể nặng của hội chứng tan máu bẩm sinh có biểu hiện thiếu máu tan máu, vàng da, gan lách to, biến dạng xương. Điều trị bằng truyền máu và thải sắt cả đời, chi phí cao, đòi hỏi nhiều chuyên khoa. ở nước ta, do nhiều khó khăn nên hiệu quả điều trị thấp. Bệnh nhân có sức khỏe kém, nhiều biến chứng và tuổi thọ ngắn.

 

Để triển khai các biện pháp phòng bệnh, từ năm 2009, mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia đã được triển khai trên địa bàn tỉnh ta. Các hoạt động chủ yếu của mô hình là công tác truyền thông được triển khai rộng rãi, thông qua các kênh như: hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt CLB tiền hôn nhân, TT-TH, cung cấp tài liệu cho cộng đồng... Qua đó, lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, xã, các ban, ngành của địa phương, những tuyên truyền viên, cán bộ y tế và người dân trong các xã triển khai mô hình, đặc biệt, các đối tượng là vị thành niên, thanh niên đã có những kiến thức nhất định về nguyên nhân, hậu quả của bệnh tan máu bẩm sinh và cách phòng tránh bệnh tại cộng đồng.

 

Năm 2013, mô hình tiếp tục được duy trì ở 144 xã đã triển khai năm 2012 và mở rộng 66 xã trong 11 huyện, thành phố. Mục tiêu của mô hình nhằm truyền thông chuyển đổi nhận thức của người dân về bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh nguy hiểm không chữa được nhưng có thể phòng tránh được, tiến tới người dân trước khi kết hôn có ý thức tự nguyện tìm đến cơ sở xét nghiệm để làm xét nghiệm, nếu bản thân mang gen ẩn tự biết phòng tránh cho thế hệ sau. Các hoạt động chính của mô hình gồm: triển khai kế hoạch hoạt động mô hình cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tập huấn cho các xã mới triển khai năm 2013. Chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện tập huấn về kỹ thuật lấy máu, vận chuyển máu, kiến thức bệnh thalassemia, nguyên nhân bệnh sinh, cách phòng, kỹ năng truyền thông, tư vấn. Trạm y tế xã tư vấn, lấy máu xét nghiệm tìm gen ẩn cho phụ nữ đang có thai và học sinh PTTH. Các CLB tiền hôn nhân duy trì hoạt động cung cấp cho các thành viên kiến thức về bệnh thalassemia - nguyên nhân gây bệnh và cách phòng, CSSKSS/KHHGĐ cho đối tượng vị thành niên, thanh niên và những người quan tâm đến bệnh thalassemia. Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã để tạo dư luận tốt về cách phòng tránh bệnh thalassemia...

 

 

                                                                     Hương Lan

 

 

Các tin khác


Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ quy định về hỗ trợ sinh sản

Yêu cầu này được Bộ Y tế đưa ra trước tình trạng buôn bán tinh trùng, noãn, phôi, mang thai hộ vì mục đích thương mại tại một số địa phương.

Nắng nóng kéo dài, bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng

Thời tiết nắng gắt kéo dài trong nhiều ngày khiến số bệnh nhân nhập viện tăng lên rõ rệt, trong số này đa phần là người già và trẻ em.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu vaccine

Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021.

Bảo đảm chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng

Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.

Ngộ độc sau khi ăn trứng cá hỏa tiễn

(HBĐT) - Ngày 27/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn. 

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh tại hội nghị tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ (CTĐ), tôn vinh người HMTN năm 2022 về công tác vận động hiếu máu. Những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phong trào HMTN của tỉnh phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục