(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, Nghị định bổ sung một số quy định nhằm xử lý vi phạm về tuyển, quản lý lao động, sử dụng lao động...

 

Về vi phạm tuyển, quản lý lao động, Nghị định mới bổ sung quy định phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây: 1- Không thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động hoặc thông báo ít hơn 5 ngày làm việc trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động hoặc thông báo không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; 2- Không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.

 

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 1- Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động; 2- Không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.

 

Phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động sẽ bị xử phạt 

 

Hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

 

Nghị định mới cũng bổ sung xử phạt vi phạm hành chính về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Theo đó, Nghị định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 1- Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; 2- Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động; 3- Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; 4- Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn; 5- Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động.

 

Mức phạt vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được Nghị định bổ sung. Cụ thể, hành vi sử dụng người lao động Việt Nam nhưng không báo cáo tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng.

 

Nếu sử dụng người lao động Việt Nam mà không thông báo bằng văn bản kèm bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam cho tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng.

                                                                                                            

 

                                                                                        

                                                                           PV(TH)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ Chi cục DS/ KHHGĐ tổ chức truyền thông, tư vấn tại xã Dân Chủ (TP Hòa Bình).
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, trưởng BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015.
Lãnh đạo Chi cục DS/KHHGĐ thường xuyên tổ chức họp triển khai nhiệm vụ chuyên môn.

Nhiều chính sách cho lao động nữ

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ. Theo đó, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyên vọng chính đáng của lao động nữ.

Trên 69.800 người cao tuổi tham gia BHYT

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác chăm sóc người cao tuổi được quan tâm, việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người cao tuổi được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

5 huyện được phân bổ vắc xin dại từ nguồn hỗ trợ

(HBĐT) - Tỉnh ta vừa được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) hỗ trợ 10.000 liều vắc xin dại. Theo đó, tiến hành phân bổ cho 5 huyện Kỳ Sơn (1.500 liều), Đà Bắc (2.000 liều), Yên Thuỷ (1.500 liều), Kim Bôi (2.000 liều), Cao Phong (3.000 liều).

Lương Sơn: Hỗ trợ 37 gia đình bị ảnh hưởng nặng từ trận mưa lũ trung tuần tháng 9

(HBĐT) - Vừa qua, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Lương Sơn phối hợp với Đài Truyền thành - Truyền hình huyện và Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát đã tổ chức trao quà hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng nặng từ trận mưa lũ xảy ra trong hai ngày 17-18/9/2015. Đây là trận mưa lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Không điều trị tại nhà khi có biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết

Ngày 30-9, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH) do muỗi truyền có chiều hướng gia tăng, số mắc tăng mạnh ở các tỉnh phía nam, Hà Nội và một số tỉnh phía bắc.

Trên 7,9 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, từ nguồn quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa”, đóng góp của các tổ chức và các nguồn khác đã huy động trên 7.900 triệu đồng hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho nhiều gia đình người có công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục