Y sỹ Bùi Thị Vui, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Yên Phú (Lạc Sơn) lấy lam máu xét nghiệm tại hộ dân.
(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm Phòng - chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng tỉnh, năm 2012, tỉnh có 990 bệnh nhân sốt rét, phát hiện 29 ký sinh trùng, trong đó 14 ký sinh trùng ngoại lai. Năm 2013 có 991 bệnh nhân, 13 ký sinh trùng, trong đó, có 8 ký sinh trùng ngoại lai. Năm 2014 có 824 bệnh nhân sốt rét, 10 ký sinh trùng, trong đó có 5 ký sinh trùng ngoại lai. Năm 2015, đến thời điểm hiện nay, mặc dù chưa phát hiện trường hợp nào là ký sinh trùng sốt rét ngoại lai nhưng tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường.
Số liệu trên phản ánh một thực tế, số lượng ký sinh trùng sốt rét ngoại lai luôn ở mức cao. Trong khi đó, sự xâm nhập ký sinh trùng sốt rét ngoại lai vào tỉnh có nguyên nhân sâu xa chính là tình hình di biến động dân cư. Để giảm tỷ lệ người dân mắc sốt rét cần giám sát chặt chẽ được số ký sinh trùng ngoại lai này. Cũng có nghĩa là phải quản lý, giám sát các trường hợp di biến động dân cư.
Thời gian qua, giao lưu dân số qua biên giới giữa các nước gia tăng, đặc biệt với Lào và Căm-pu-chia, nơi có sốt rét lưu hành nặng và có tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc cao, làm tăng nguy cơ về dịch, sự lan rộng và kéo dài của sốt rét. Hiện nay, theo báo cáo của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, Bộ Y tế đã xuất hiện ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại 5 tỉnh (Bình Phước, Đắk Nông, Gia Lai, Quảng Nam và Khánh Hòa). Số người dân của tỉnh đi làm ăn tại các tỉnh này không phải là ít. Nguy cơ sẽ lây lan vào cộng đồng khi những người này trở về địa phương nếu không có những biện pháp giám sát, phát hiện kịp thời và hiệu quả.
Bác sỹ Bùi Văn Phón, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - ký sinh trùng côn trùng tỉnh cho biết: Để phòng - chống nguy cơ sốt rét lây lan ra cộng đồng, hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng mô hình quản lý dân cư di biến động. Cán bộ y tế tuyến cơ sở nắm tình hình trong địa bàn quản lý các đối tượng đi làm ăn xa từ các vùng có sốt rét lưu hành nặng, lập sổ theo dõi di biến động dân cư. Tư vấn cho các đối tượng từ khi chưa có biểu hiện sốt đến cơ sở y tế lấy lam máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét. Nếu xác định bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét, tiến hành tư vấn, cấp phát thuốc điều trị kịp thời.
Trong mô hình quản lý dân cư di biến động, yếu tố giữ vai trò quan trọng là mạng lưới y tế thôn, bản được ví là những người “lính tiền tiêu”, gần dân nhất. Khi trong thôn, xóm có người đi từ vùng lưu hành sốt rét về, họ lập sổ theo dõi với đầy đủ thông tin về: Tên, tuổi, từ địa phương nào trở về, ngày về, ngày đi, tình hình sức khỏe... Đặc biệt, cao điểm là những ngày lễ, Tết và mùa mưa của Tây Nguyên, mùa của sốt rét cũng là thời điểm người lao động nghỉ làm, về địa phương khá đông. Đó cũng là thời điểm mà những người cán bộ y tế nâng cao “tinh thần cảnh giác”.
Để ngăn chặn, phòng ngừa sốt rét, tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành và đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng - chống sốt rét. Trong đó, tập trung giám sát, điều tra, quản lý bệnh nhân sốt rét và triển khai các biện pháp bảo vệ cho nhóm dân di biến động trên địa bàn các xã, phường, thị trấn. Mở các đợt điều tra véc-tơ truyền bệnh sốt rét tại cộng đồng và nơi ở của các nhóm dân di biến động để đánh giá diễn biến của bệnh sốt rét và có biện pháp xử lý kịp thời. Duy trì thường xuyên xét nghiệm lam máu, test chẩn đoán nhanh, phát hiện ký sinh trùng sốt rét tại tất cả các khu vực, đối tượng có nguy cơ cao trên địa bàn. Tổ chức phun, tẩm màn hóa chất diệt muỗi để tránh muỗi đốt. Vận động người dân tự mua màn và thường xuyên nằm màn... Tăng cường công tác truyền thông giáo dục tại cộng đồng về các biện pháp phòng, chống sốt rét để người dân thay đổi nhận thức và hành vi trong phòng, chống sốt rét.
Thu Hương
(Trung tâm Truyền thông GDSK)
(HBĐT) - Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình vừa tổ chức lễ bàn giao nhà “Mái ấm công đoàn” cho gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, đó là gia đình anh Ngô Văn Hữu – Đoàn viên công đoàn cơ sở công ty TNHH 2/9 Yên Thủy với số tiền hỗ trợ từ quỹ mái ấm công đoàn, hỗ trợ đoàn viên là 20 triệu đồng.
(HBĐT) - Vừa qua, Bệnh viện nội tiết tỉnh đã tiến hành khám sàng lọc đái tháo đường (ĐTĐ) ngẫu nhiên tại 6 xã thị trấn trên toàn tỉnh. Có 1.603 người được khám có 102 người mắc ĐTĐ chiếm 6,36%, 431 người mắc tiền ĐTĐ chiếm 26,88%.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được các ngành chức năng của TP Hoà Bình thực hiện thường xuyên nhằm chống buôn lậu, đầu cơ trục lợi, hàng cấm, hàng giả và hàng kém chất lượng. Trong 9 tháng, các ngành chức năng đã phối hợp kiểm tra 460 cơ sở SX - KD, qua đó xử phạt hành chính 153 cơ sở vi phạm về quy định nhãn hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 275,85 triệu đồng.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai chương trình hành động “Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh hướng tới thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ 4 và 5” tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020. Tổng kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch dự kiến khoảng 9.820 triệu đồng, trong đó, ngân sách Trung ương khoảng 9.115 triệu đồng, ngân sách địa phương khoảng 705 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Yên Thuỷ, giai đoạn 2011-2015, huyện đã đầu tư xây mới và nâng cấp được 5 trạm y tế. Tổng kinh phí khoảng 6,5 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM 1,9 tỷ đồng; nguồn lồng ghép 1,3 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 400 triệu đồng. Hết năm 2014, 3 xã có trạm y tế xã đạt chuẩn theo Quyết định số 370/QĐ-BYT.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh còn 251 gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo. Trong đó, 88 thương, bệnh binh, 33 chất độc hóa học, 89 thân nhân liệt sĩ, 32 người hoạt động kháng chiến, 4 vợ liệt sĩ tái giá, 2 tuất thương, bệnh binh, 2 con liệt sĩ, 1 tù đày.