(HBĐT) - Cứ vào khoảng 16h - 16h30’ hàng ngày, không chỉ người lớn mà có cả hàng chục đứa trẻ từ 5 - 7 tuổi vô tư ngụp lặn, tắm mát làm náo động cả một khúc sông Đà. Đáng nói, chỉ cách nơi mà cả trăm con người vẫn tắm mát vào những buổi chiều hàng ngày khoảng trăm mét là điểm xảy ra vụ 8 trẻ đuối nước thương tâm xảy ra cách đây chưa lâu. Có lẽ, nhiều người đã quên ký ức của... dòng sông.


Dù vụ đuối nước thương tâm xảy ra cách đây chưa lâu, hàng ngày vẫn có nhiều người bất chấp nguy hiểm để vùng vẫy trong dòng nước sông Đà. Ảnh: Người dân tắm sông Đà đoạn thuộc khu Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình).

- Hôm nay cũng ra tắm à? Sao chỉ đi tắm một mình thế, bọn trẻ đâu?

- Thằng cu con kia, áo phao đâu, muốn chết à?

- Mới ra, sao bác về sớm thế?

- Hôm nay trời gió, nước lạnh, khởi động kỹ vào rồi mới xuống nhé!

...

Những câu nói, chào hỏi không đầu, không cuối của nhóm người gặp nhau trên lối mòn chen qua đám cỏ rậm rạp dẫn từ đê Thịnh Lang xuống bờ sông lẫn trong tiếng cười, giữa âm thanh hỗn độn của đám trẻ đang thích thú vì được ngụp lặn dưới dòng nước trong, mát lành.

Đứng từ trên đê nhìn xuống dòng nước đang có hàng chục người, già, trẻ,lớn, bé đủ cả, chị Thuỷ - nhà ở khu Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình)ngao ngán: Vụ đuối nước thương tâm làm 8 cháu thiệt mạng cùng một lúc xảy ra vào thời điểm cuối tháng 3/2019 đến giờ, người dân chúng tôi còn chưa hết ám ảnh. Vậy mà chẳng hiểu sao người ta vẫn "vô tư” tắm sông. Có phải riêng người lớn đâu, cả trẻ nhỏ cũng cho xuống nước để vùng vẫy. Đấy, chú xem, có cả những đứa trẻ 5 - 6 tuổi...

Góp chuyện, chị Hương - giáo viên trường tiểu học Hữu Nghị(ngôi trường có học sinh trong vụ đuối nước xảy ra ngày 21/3/2019) nhà cũng gần đây, thường đi bộ trên đê vào buổi chiềucho biết: Những hôm trời nắng nóng, buổi chiều ở đây đông người tắm lắm. Nhìn người ta xuống nước tắm mà mình thấy sợ.

Chỉ tay về phía những tấm biển cấm tắm, cảnh báo vùng nước nguy hiểm được các cơ quan chức năng cắm ngay sát bờ sông, chị Hương nghẹn giọng: Chỗ kia là nơi xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm 8 học sinh tử vong. Cũng chỉ cách "bến tắm” hàng ngày của người dân khoảng dăm, bảy chục mét chứ mấy. Nhìn dòng nước hiền hoà thế này thôi, chứ ở đây năm nào cũng có người bị đuối nước.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Tiến - một người dân chia sẻ: Ở đây nhiều người có thói quen chiều nào cũng phải ra sông tắm thì mới thấy thoải mái. Khu "bến tắm” ở bãi cát Thịnh Minh này là điểm đẹp nhất. Bãi cát thoai thoải, nước không sâu, lại sạch thế nên có rất nhiều người ở khu vực quanh đây vàở nơi khác về đây tắm. Nhiều người còn đưa cả trẻ con đi tắm cùng. Để đảm bảo an toàn, mọi người vẫn nhắc nhau phải mặc áo phao trước khi xuống nước. Tuy nhiên, "vẫn có người, nhất là thanh thiếu niên đã biết bơi thỉnh thoảng lại liều lĩnh bơi ra khu vực phao giới hạn luồng lạch. Nói nhưng chúng nó cũng chẳng nghe, chúng tôi cũng chỉ biết nhắc nhở. Còn chúng nó lớn rồi, tự phải biết bảo vệ bản thân thôi” -anh Tiến thở dài ngán ngẩm.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Mỹ Bình, Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang chia sẻ: Thời gian qua, phườngđãtăng cườngcông tác tuyên truyền, vận động người dân không tắm tại khu vực hạ lưu sông Đà. Nhất là sau khi xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm 8 cháu tử vong, UBND phường đã phối hợp với các ngành chức năng cắm biển cảnh báo cho người dân tại các điểm có xoáy nước, nước sâu không đảm bảo an toàn; đẩy mạnh thông tin, truyền thông trên hệ thống phát thanh ở các tổ dân phố, xóm cho người dân hiểu và thấy được việc mất an toàn khi tắm, bơi lội trên sông... Mặc dù vậy, người dân vẫn "vô tư” tắm sông dù chobiết rất nguy hiểm và sông có nhiều xoáy ngầm.

 

Trên thực tế, không riêng gì ở hạ lưu sông Đà thuộc khu vực phường Thịnh Lang mà ở nhiều điểm thuộc khu vực phường Phương Lâm, Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cứ vào khoảng từ 16h30' - 18h30' hàng ngày, nhiều người dân từ già đến trẻ vẫn rủ nhau ra sông Đà để tắm. Khi tắm sông, nhiều người dân cũng ý thức phải mặc áo phao, mang theo vật dụng cứu hộ cần thiết... Tuy nhiên, mối nguy hiểm đuối nước luôn hiện hữu. Bởi hạ lưu sông Đà là lưu vực sông có nhiều dòng chảy ngầm, xoáy mạnh nên cực kỳ nguy hiểm.

Trước thực tế trên, thời gian qua, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hòa Bình đã đề nghị UBND các phường, xã triển khai tuyên truyền, vận động người dân không tự ý tắm, bơi lội tại khu vực hạ lưu sông Đà; cắm biển cảnh báo, cấm tắm tại nhiều điểm dọc bờ sông; tăng cường thông tin cho người dân hiểu và thấy được việc mất an toàn khi tắm sông... Tuy vậy, phớt lờ mọi cảnh báo, nhiều người hàng ngày vẫn bơi lội dưới sông như một thói quen. Những ký ức đau thương nơi dòng sông còn hiện hữu nhưng có lẽ nhiều người đã... lãng quên.

 

Phóng sự xã hội của Vũ Phong

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục