Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn bằng những bước chân thần tốc, táo bạo, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới, quyết chiến đã giành lấy toàn thắng. Miền Nam được giải phóng, non sông một dải, Sài Gòn được giữ gần như nguyên vẹn và ta nhanh chóng tiếp quản thành phố.
Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, chế độ Ngụy quyền Sài Gòn trong cơn hấp hối vẫn bấu víu vào một niềm tin, dù mong manh, rằng: Có thể Hà Nội sẽ chấp nhận đàm phán, thương lượng về một chế độ quá độ vì "Hà Nội chưa chắc đã có một bộ máy hành chính để quản lý toàn quốc”.
Nhưng trái lại, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn bằng những bước chân thần tốc, táo bạo, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới, quyết chiến đã giành lấy toàn thắng. Miền Nam được giải phóng, non sông một dải, Sài Gòn được giữ gần như nguyên vẹn và ta nhanh chóng tiếp quản thành phố. Cuộc sống ở đây cũng sớm khôi phục và ổn định ngay sau trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu: Quang Thành/TTXVN
Căn hộ chung cư của một cao ốc nằm trên phố Láng Hạ, Hà Nội, là nơi vợ chồng Đại tá Nguyễn Quý, nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Công binh (Bộ Quốc phòng) sống điền viên tuổi già. Người ta thường nhớ đến vị đại tá năm nay đã 88 tuổi này là một trong những người đặt nền móng cho các công trình cho Trường Sa rồi nhà giàn DK1 đầu tiên trên biển, từ DK1/1 đến DK1/16 liên tục trong những năm 1988 đến 1996. Họ nhớ đến ông với những chuyến hành quân từ Tân Cảng Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu… ra tiền đồn cắm mốc chủ quyền Tổ quốc nơi khu vực Tư Chính, Phúc Tần, Ba Kè để tạo thế chân kiềng trên vùng biển rộng lớn của Tổ quốc. Nhưng ít người biết rằng, Đại tá Nguyễn Quý có một gia tài khác trong cuộc đời binh nghiệp, đó là ký ức về những ngày đầu tiếp quản Sài Gòn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Những ngày đặc biệt 45 năm trước ấy, như lời Đại tá Nguyễn Quý nói, là đẹp nhất cuộc đời của ông. Từ Bắc đến chí Nam, rợp một màu cờ đỏ sao vàng. Cả quân và dân đều như say trong niềm vui đại thắng. Một không khí hào hùng và sôi động nhất trong lịch sử dân tộc. "Có một kỷ niệm không bao giờ quên là hai chiếc xe vận tải quân sự loại Zil 130 chở đoàn của Binh chủng Công binh vừa đi quá Văn Điển một đoạn thì xe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi đến, giữ lại. Đại tướng kiểm tra xem chúng tôi đi như thế nào. Thấy xe không đủ ghế, anh em phải ngồi bệt xuống sàn xe, Đại tướng liền nói: "Không được! Ta vào Sài Gòn là tư cách người chiến thắng. Tới nơi, bà con sẽ nhìn vào. Người chiến thắng vào tiếp quản phải đàng hoàng. Các cậu đi như thế này là mất tư thế”. Rồi ông yêu cầu chúng tôi quay xe lại và cho gắn thêm hai chiếc ghế băng vào xe cho anh em ngồi”, ông Nguyễn Quý xúc động nhớ lại.
Mang theo công lệnh đặc biệt, đoàn cán bộ, chiến sỹ Binh chủng Công binh được Ủy ban Quân quản nhanh chóng cho vào Sài Gòn. Vào đến nơi, Sài Gòn trước mắt họ là một thành phố không có cảnh hoang tàn, đổ nát của một đô thị sau cuộc chiến. Sài Gòn được giữ gần như nguyên vẹn. Thành phố không có tình trạng cướp bóc, hôi của. Người dân đón chào Quân giải phóng như đón những người con xa trở về sau bao năm dài xa cách. Họ cũng chứng kiến nhân dân tham gia đắc lực vào việc gìn giữ trật tự trong thành phố với gần 4 triệu người khi chính quyền cách mạng chưa kịp tổ chức, khi mà bất kỳ lúc nào, ở đâu các phần tử lợi dụng "đục nước, béo cò" đều có thể có cơ hội đập phá nhà công, cướp bóc nhà tư, trả thù, trả oán cá nhân hay tuyệt vọng làm càn.
Dưới sức mạnh của nhân dân, thành phố vẫn bình yên, nguyên vẹn sau một chiến dịch lớn, mọi sinh hoạt của người dân vẫn bình thường, cuộc sống dần dần ổn định.
"Chế độ Sài Gòn sụp đổ để lại một khối lượng vũ khí trang bị, cơ sở vật chất rất lớn. Chỉ đạo xuyên suốt từ trên xuống là chậm một ngày tiếp quản, thiệt hại sẽ vô cùng nên công tác tiếp quản khẩn trương lắm. Tinh thần là ngành nào tiếp quản ngành đó, binh chủng nào tiếp quản binh chủng đó, quân chủng nào tiếp quản quân chủng ấy. Chúng tôi vừa tiếp quản vừa tìm hiểu thông tin các căn cứ, kho hàng, nhà kho liên quan đến công binh và tiến hành niêm phong, bảo quản. Đến cuối năm 1975, công tác kiểm kê, phân loại, bàn giao cơ sở vật chất doanh trại, kho tàng, trang bị, vũ khí đạn dược mới hoàn tất”, ông Nguyễn Quý kể.
Ngược lại những ngày lịch sử cũng thấy, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định gần như ngay lập tức chuyển sang thực hiện nhiệm vụ quân quản, bảo vệ thành quả cách mạng, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng, tổ chức lại quân đội tương thích với điều kiện thời bình. Ủy ban Quân quản làm Lễ ra mắt đồng bào thành phố, bắt tay thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có công tác tiếp nhận trình diện và cải huấn sĩ quan, binh lính, nhân viên trong bộ máy ngụy quyền với gần 440.000 người đã ra đăng ký trình diện. Không kể một số ít có nợ máu phải tập trung cải huấn dài ngày, đại đa số được học tập trong thời gian ngắn rồi trở về địa phương.
Đối với những phần tử ngoan cố không ra trình diện, sống lẩn lút, móc nối tìm cách chống phá cách mạng bằng nhiều thủ đoạn hoặc ngấm ngầm hoặc công khai, Ủy ban Quân quản đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang tổ chức truy quét, trấn áp, phá nhiều vụ án chống phá cách mạng của các phe nhóm phản động, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn địa bàn trong những tháng sau chiến tranh.
Nói về việc tiếp quản Sài Gòn, đặc biệt là giai đoạn những ngày đầu giải phóng, Thượng tướng, Viện sỹ, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng- người từng chỉ huy một mũi tấn công vào Sài Gòn trong những ngày tháng Tư năm 1975 nhấn mạnh: Chúng ta đã chuẩn bị giải phóng miền Nam bằng tất cả sức mạnh quân sự, chính trị, ngoại giao và tính toán đến vấn đề xây dựng miền Nam sau khi giải phóng. Việc nhanh chóng hiệp thương hai miền để thống nhất đất nước cũng là biểu hiện tầm chiến lược của Đảng, Nhà nước. Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, khi chúng ta đánh vào Sài Gòn, do cách đánh của chúng ta, do nghệ thuật chiến tranh của chúng ta nên chúng ta đã giữ được Sài Gòn gần như nguyên vẹn, không để thành phố rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát của một đô thị sau cuộc chiến.
"Sau giải phóng, quân đội ta cũng nhanh chóng củng cố cơ sở cách mạng, ổn định được trận địa lòng dân, tạo nên sự đoàn kết quân với dân. Đây có lẽ là điều kiện vô cùng quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất bởi không có nhân dân, chúng ta không bao giờ thành công. Chỉ có nhân dân giúp đỡ mới được có được tất cả, mới giúp chúng ta làm nên chiến thắng”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu khẳng định.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Chuyến hành trình đi "ngược” lên đỉnh trời Hòn Khoai đưa chúng tôi đến với Trạm rada 595, Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân. Được mệnh danh như "đôi mắt thần” không mỏi canh giữ vùng biển, vùng trời Tây Nam của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Trạm nỗ lực khắc phục khó khăn, nắm chắc tay súng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo thiêng liêng.
Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng là một trong những dấu ấn không quên của không quân Việt Nam. Trận đánh không chỉ có ý nghĩa trong hiệp đồng tác chiến của Quân đội ta mà còn khẳng định sự mưu trí, sáng tạo của lực lượng Không quân cách mạng trong những ngày quyết định thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngay sau khi chiếm được sân bay Đà Nẵng cùng với những máy bay địch bỏ lại, chúng ta đã triển khai ngay kế hoạch cho trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Những chiếc máy bay hư hỏng được sửa chữa.
Trận ném bom của Phi đội Quyết Thắng vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã được nhắc đến nhiều trong sử sách.
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, tháng 7/1968, không những đưa Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và miền Nam được giải phóng mà còn tạo yếu tố quan trọng trong chiến thắng Xuân Hè 1972, giải phóng Quảng Trị; tạo đà cho cuộc Tổng tấn công mùa Xuân lịch sử năm 1975 để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(HBĐT) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố, cùng với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), còn có một đại dịch khác, đó là "đại dịch thông tin”, gây ra mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng đối với cộng đồng. Theo chỉ đạo của Chính phủ, các lực lượng chức năng đang vào cuộc quyết liệt ngăn chặn, xử lý nghiêm thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận xã hội, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ chính trị địa phương.