(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, không chỉ ông Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Giám đốc trường Thanh niên lao động XHCN (nay là trường PTDTNT THPT tỉnh) vinh dự được gặp Bác Hồ mà cả vợ ông là bà Bùi Thị Xuyến cũng có vinh dự đó. Bà là người đã thay mặt cho 1.200 học sinh trường Thanh niên lao động XHCN đọc lời hứa cố gắng phấn đấu học tập tốt, lao động tốt khi Người về thăm trường...


Ông Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Giám đốc trường Thanh niên lao động XHCN (nay là trường PTDTNT THPT tỉnh) kể lại những kỷ niệm đẹp về 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ cho học sinh nhà trường.

Trong ngôi nhà nhỏ ở tổ 8, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình), tôi gặp ông Phạm Ngọc Thể khi ông đang tiếp đoàn khách là cán bộ chủ chốt của phường Quỳnh Lâm đến mời ông tham gia buổi nói chuyện chuyên đề về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với vai trò là nhân chứng sống từng gặp gỡ, trực tiếp nghe những lời dạy của Bác. "Tôi có vinh dự và may mắn được 3 lần gặp Bác, được trực tiếp nghe những lời dạy ân cần, ấm áp của Người” - mở đầu câu chuyện, ông Phạm Ngọc Thể bùi ngùi nhớ lại. Lần thứ nhất ông vinh dự được gặp Bác khi Người đến thăm trường Hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh ở bến Ngọc, Trung Minh, Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) vào ngày 19/10/1958. "Đến bây giờ những lời dạy của Bác vẫn còn thấm trong tâm trí, trong trái tim tôi: Nếu cán bộ không chịu khó làm việc, học tập và rèn luyện thì sẽ bị thụt lùi. Cán bộ thụt lùi thì dân sẽ không tin. Do vậy, người cán bộ phải thường xuyên học tập văn hóa, chính trị, nghiệp vụ” - ông Phạm Ngọc Thể xúc động. 

Do phấn đấu, rèn luyện tốt, cuối năm 1959, ông Phạm Ngọc Thể được bầu làm chiến sỹ thi đua, ngày 20/12/1959 được kết nạp Đảng. Ngày 16/3/1960, trên công trường thi công tuyến đường 12B Kim Bôi - Hòa Bình, ông vinh dự trở thành đại diện tiêu biểu của thanh niên tỉnh đi dự Đại hội Thanh niên tích cực lao động XHCN toàn miền Bắc tại Hà Nội. Tại đại hội, một lần nữa ông được gặp Bác, ở gần Bác và được chụp ảnh lưu niệm cùng Bác. Trở về từ đại hội, những lời Bác dạy luôn trong tâm trí ông: "Các cháu đã cố gắng, nhưng phải cố gắng hơn nữa. Phải khiêm tốn học hỏi, làm bất cứ việc gì khi Đảng và Nhân dân giao cho... Các cháu là đoàn viên thanh niên, hãy cố gắng thực hiện: Việc gì tốt dù nhỏ cũng cố làm. Việc gì xấu dù nhỏ cũng tránh”. Lời dạy của Bác đã đi theo suốt cuộc đời ông. Đây cũng chính là những điều mà ông thường nhắc lại mỗi khi răn dạy con cháu...

"Đầu năm 1961, Tỉnh ủy quyết định Trường Thanh niên lao động XHCN không tham gia làm đường và cầu cống nữa mà chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Để ổn định một nơi, có điều kiện xây dựng trường sở, phục vụ cho việc đào tạo cán bộ lâu dài cho tỉnh. Hướng đi đúng đắn nhưng khi nhà trường bắt tay vào thực hiện thì gặp rất nhiều khó khăn. Đời sống cán bộ, giáo viên, học sinh (CBGVHS) thời kỳ này cực kỳ khó. Trong trường đã có những biểu hiện hoang mang, dao động. Có người không tin vào phương thức vừa học vừa làm, tưởng chừng như không vượt qua được” - ông Phạm Ngọc Thể nhớ lại thời kỳ gian khó. Đúng lúc nhà trường khó khăn nhất thì Bác đến thăm ngày 17/8/1962. Đây cũng là lần thứ 3 ông được gặp Bác. Càng bất ngờ hơn là ngay khi đến thăm, Bác Hồ đi thẳng xuống nhà bếp là nơi ông làm quản lý cấp dưỡng bếp ăn của nhà trường. Tại đây, Người ân cần trò chuyện bằng giọng nói ấm áp, hiền từ. Đồng thời, Người cũng căn dặn: "Cháu phải học cách nấu ăn để có cơm chín, canh ngon. Phải giữ gìn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh”. Xúc động trước sự ân cần, ấm áp của Bác, ông chỉ kịp hứa sẽ tiếp tục cố gắng. Sau đó, Bác thăm tổ sản xuất đậu phụ, cửa hàng căng tin, thăm nơi ở của học sinh, nghe lãnh đạo nhà trường báo cáo rồi Bác mới có buổi nói chuyện với CBGVHS nhà trường. Trong buổi nói chuyện, Bác căn dặn CBGVHS phải đẩy mạnh tăng gia, chăn nuôi, chế biến thực phẩm để tăng khẩu phần và chất lượng bữa ăn; thực hiện tốt đoàn kết, kỷ luật và nhất là thực hành dân chủ. Kết thúc buổi nói chuyện, Bác để lại bút tích trong Cuốn sổ vàng của nhà trường với lời căn dặn: "Fải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

Chính những điều căn dặn của Bác đã trở thành động lực để thầy và trò nhà trường không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập tốt, giáo dục tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết tốt để vượt qua mọi khó khăn. "Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, có lúc nhà trường đứng trước vô vàn khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Nhưng nhớ lời Bác Hồ dạy, đội ngũ thầy, cô giáo nhà trường luôn động viên học sinh tập trung vừa học, vừa làm, vượt lên mọi khó khăn. Để rồi các thế hệ học trò dần trưởng thành, trở thành những "hạt giống đỏ”, cán bộ nguồn, chủ chốt cho địa phương” - ông Phạm Ngọc Thể tự hào. 

 
Mạnh Hùng

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục