(HBĐT) - Nâng niu những kỷ vật vốn được gìn giữ như đồ gia bảo suốt dặm dài thời gian, anh Đinh Công Thảo, cháu nội ông Đinh Công Niết hiện là người chăm lo hương khói từ đường dòng họ Đinh Công ở xứ Mường Cời, xã Tân Vinh (Lương Sơn) xúc động chia sẻ: Tất cả những kỷ vật, giấy tờ của ông nội từ khi còn tham gia hoạt động cách mạng như thư của Bác Hồ, giấy khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giấy mời dự lễ thành lập và ra mắt Tiểu đoàn Đinh Công Niết ngày 27 - 28/4/1949... đều được gia đình trân trọng gìn giữ, bảo quản, coi đây là những tài sản quý báu, thiêng liêng.



Ông Đinh Công Niết (giữa) khi còn công tác tại Ủy ban Dân tộc Trung ương. Ảnh: T.L

Theo cuốn gia phả dòng họ Đinh Công, vùng đất Mường Cời vốn là một chi nhánh chia tách của dòng họ Đinh Công ở Mường Động (xã Vĩnh Đồng, Kim Bôi). Đời thứ 19 có anh em ông Đinh Công Huy, Đinh Công Niết sau khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng đã từ bỏ tước vị quan lang để trở thành những chí sỹ yêu nước. Sau khi Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, ông Đinh Công Huy được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến (nay là UBND tỉnh); ông Đinh Công Niết được bầu làm Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Lương Sơn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 162 trực thuộc Trung đoàn 12, Liên khu 3. Với những đóng góp to lớn cho cách mạng, cho kháng chiến, sau này Tiểu đoàn 162 được đổi tên thành Tiểu đoàn Đinh Công Niết.

Nói về những chiến công, đóng góp của ông Đinh Công Niết cho kháng chiến, cho cách mạng, theo những ghi chép lịch sử thì ngay sau Tết Đinh Hợi 1947, sau khi đánh chiếm và bình định xong các địa bàn chủ yếu, quân Pháp đã thiết lập một hệ thống đồn, bốt dày đặc nhằm kiểm soát địa bàn dọc theo tuyến đường 6, đường 12, đường 21. Đồng thời, chúng tăng cường đưa quân đi càn quét, đánh phá các khu du kích và vùng tự do hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Để làm thất bại âm mưu và thủ đoạn chiến tranh của giặc Pháp, ta đã chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, phát động toàn dân đánh giặc. Trong đó lực lượng nòng cốt là các đội du kích tập trung. Vì vậy, các khu du kích trong tỉnh lần lượt được thành lập, trong đó có khu du kích huyện Lương Sơn. Khi đó, Ban Cán sự Đảng tỉnh giao nhiệm vụ cho ông Đinh Công Niết, Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Lương Sơn làm khu trưởng khu du kích. Khi ấy, Đinh Công Niết mới ngoài 30 tuổi nhưng đã lừng lẫy tiếng tăm khắp vùng. Các đội du kích dưới quyền chỉ huy của ông đã khuấy động một vùng rộng lớn dọc đường 6 và 21 từ Xuân Mai lên thị xã Hòa Bình; đánh nhiều trận diệt xe cơ giới, tiêu hao sinh lực, làm cho địch mất ăn mất ngủ. Quân lính đồn trú ở các bốt Đồng Bái, Gò Cời, Đồng Chúi, Rổng Vòng, Núi Chòm... đều khiếp sợ trước uy thế của quân du kích do Đinh Công Niết chỉ huy. Trước tình hình chiến sự ngày càng lan rộng, đầu năm 1949, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu 3 đã quyết định thành lập Tiểu đoàn 162 trực thuộc Trung đoàn 12, Liên khu 3 và thống nhất với Ban Cán sự Đảng tỉnh chỉ định ông Đinh Công Niết làm Tiểu đoàn trưởng và đổi tên Tiểu đoàn 162 thành Tiểu đoàn Đinh Công Niết. Khi ấy, tiểu đoàn có gần 500 chiến sỹ, chủ yếu là người Mường. Từ khi được thành lập với đội quân thông thạo địa hình rừng núi và sử dụng hiệu quả các loại vũ khí trang bị, tiểu đoàn do Đinh Công Niết chỉ huy thường xuyên tổ chức các trận phục kích, chủ động đánh địch khi chúng tổ chức các cuộc hành quân, càn quét. Những chiến công của Tiểu đoàn 162 do Đinh Công Niết chỉ huy đã góp phần tô thắm thêm truyền thống kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Với những đóng góp đó, đầu năm 1950, ông vinh dự được kết nạp Đảng. Sau Chiến dịch Hòa Bình năm 1951 - 1952, ông được đề bạt làm Trung đoàn phó Trung đoàn 12 Hòa Bình. Trên cương vị mới, ông đã cùng Ban chỉ huy Trung đoàn chỉ huy các đơn vị, địa phương trong tỉnh phối hợp chiến đấu với các đơn vị chủ lực giành nhiều thắng lợi trong chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Sau này, ông chuyển về Hà Nội, công tác tại Ủy ban Dân tộc T.Ư cho đến khi nghỉ hưu (năm 1972) với một cuộc đời gương mẫu, giản dị.

Đáng nói, với những kết quả đạt được, năm 1947, ông Niết đ­ược Bác Hồ gửi thư­ khen. Trong thư Bác viết: "Gửi ông Đinh Công Niết, Chủ tịch châu L­ương Sơn. Tôi thay mặt Chính phủ, gửi lời khen ông đã tận tâm làm việc kháng chiến, và đã kêu gọi đồng bào L­ương Sơn hăng hái tham gia kháng chiến. Mong ông cố gắng hơn nữa, Chính phủ sẽ ghi nhớ công trạng của ông. Chào thân ái và quyết thắng!". Cũng trong năm đó, Đại t­ướng Võ Nguyên Giáp tặng giấy khen cho những công trạng và đóng góp của ông Đinh Công Niết với cách mạnh, với kháng chiến...

Mạnh Hùng

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục