(HBĐT) - Hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng; khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ tại các khu, điểm du lịch nhiều. Mô hình nông dân làm du lịch cộng đồng (DLCĐ) trong tỉnh trên đà phát triển. Số lượng, quy mô, chất lượng, phương thức hoạt động của các nhà nghỉ DLCĐ theo đó cũng tăng nhanh. Toàn tỉnh hiện có 170 nhà nghỉ DLCĐ, tập trung nhiều nhất ở huyện Mai Châu và một số huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc.



Anh Phàng A Páo, chủ A Páo homestay đưa du khách thăm quan, trải nghiệm nông nghiệp bản Mông xã Pà Cò (Mai Châu).

Sản phẩm DLCĐ ngày càng hấp dẫn

Ở bản Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) có anh Phàng A Páo, hội viên chi hội nông tiên phong làm DLCĐ. Anh Páo chia sẻ: Nương lúa, đồi chè trồng quanh nhà là công việc mình làm trước đây nhưng giờ vui hơn vì trở thành điểm thăm quan, trải nghiệm được du khách yêu thích. Mình cũng chịu khó học hỏi, tìm hiểu và lựa chọn xây dựng mô hình homestay giữ gần như nguyên vẹn bản sắc văn hoá của đồng bào Mông, từ kiến trúc nhà truyền thống, vật liệu trang trí phòng nghỉ cộng đồng đến sản phẩm, dịch vụ du lịch. Khách đến homestay A Páo sẽ được trải nghiệm nghỉ đêm tại phòng nghỉ cộng đồng; săn mây và đón bình minh trên núi; thăm quan đồi chè, rừng già; trải nghiệm nhuộm chàm, làm giấy dó, vẽ sáp ong và thăm Mong Space – không gian văn hoá Mông thu nhỏ, chợ phiên Pà Cò…

Anh Phàng A Páo vừa là chủ nhân của A Páo homestay, vừa là hướng dẫn viên du lịch đồng hành cùng du khách trong suốt hành trình khám phá điểm đến. Từ cuối tháng 7/2022, mô hình chợ đêm Pà Cò ra mắt và duy trì hoạt động thường xuyên vào tối thứ Bảy hàng tuần trở thành sản phẩm du lịch mới thu hút khách. Anh A Páo và các hội viên nông dân khác tham gia tích cực. DLCĐ Pà Cò là một trong những điểm đến hấp dẫn và đón khách quanh năm. Bản đã thành lập chi hội nông dân Mông làm homestay và trải nghiệm nông nghiệp Pà Cò.

Bên cạnh dịch vụ lưu trú và ăn uống, các hộ làm DLCĐ chú trọng các loại hình sản phẩm, dịch vụ đi kèm như biểu diễn văn nghệ, sản xuất, cung cấp hàng thổ cẩm, lưu niệm, cho thuê thuyền, bè mảng, xe đạp, công tác hướng dẫn, thuyết minh giới thiệu cho khách thăm quan bản làng, tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, đời sống của người bản địa, tham gia các trò chơi dân gian… Từ đây, thu hút nhiều nông dân cùng tham gia hoạt động du lịch, tăng thêm thu nhập. Các sản phẩm du lịch được xây dựng và phát triển mới gắn liền với bản sắc văn hoá dân tộc của đồng bào Mường, Thái, Dao, Mông. Một số bản DLCĐ như bản Sưng – xã Cao Sơn (Đà Bắc), bản Ngòi – xã Suối Hoa (Tân Lạc), bản Chà Đáy - xã Pà Cò (Mai Châu) từng bước đưa các sản phẩm mới vào hoạt động, góp phần tăng tính trải nghiệm tại điểm đến.

Phát huy vai trò bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống

Đồng chí Đặng Tuấn Hùng, Trưởng phòng Du lịch, Sở VH-TT&DL cho biết: DLCĐ của tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nằm xen với cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, những xóm, bản của đồng bào Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Hơn thế, Hoà Bình còn là vùng đất giàu bản sắc văn hoá dân tộc với những giá trị nhân văn đa dạng. Nơi đây có nền văn hoá thời tiền sử nổi tiếng "Văn hoá Hoà Bình”, cái nôi của văn hoá Việt – Mường, quê hương của Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”; nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; nhiều lễ hội truyền thống các dân tộc được lưu giữ, bảo tồn.

Tham gia hoạt động DLCĐ, nông dân nắm giữ vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá. Tại các bản DLCĐ, kiến trúc nhà truyền thống gần như được giữ nguyên. Mỗi bản đều thành lập đội văn nghệ dân tộc biểu diễn phục vụ khách. Ở bản Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc), bản Ngòi – xã Suối Hoa (Tân Lạc) đón khách đến trải nghiệm mở bản bằng màn trình tấu chiêng Mường đặc sắc. Nhiều nét văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, như trải nghiệm mua hàng ở "quán tự giác” bản Đá Bia; trải nghiệm chợ phiên vùng cao, nghề truyền thống của người Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu)…

Thời điểm chịu tác động của đại dịch Covid-19, các điểm DLCĐ của tỉnh không có khách, cơ sở vật chất vì thế xuống cấp nhiều. Có nông dân làm DLCĐ ở bản Đá Bia, xã Tiền Phong trải lòng: Thời gian đó, công việc nhà nông thì vẫn gắng được, duy trì nương rẫy, nuôi cá lồng, tìm hướng tiêu thụ sản phẩm nhưng chúng tôi nhớ khách, nhớ nghề, mong mỏi cuộc sống sớm bình thường trở lại để phục hồi du lịch.

Các điểm DLCĐ hiện tổ chức tốt việc đón khách thăm quan, trải nghiệm. Hộ làm DLCĐ được đào tạo, tập huấn lại về chuyên môn, như: lưu trú tại nhà dân, lễ tân phục vụ khách lưu trú, chế biến món ăn, tiếng Anh giao tiếp với khách du lịch; kỹ năng hướng dẫn, thuyết minh, trình diễn nghề thủ công… Một số tổ chức, doanh nghiệp và người dân đã liên kết đầu tư cơ sở dịch vụ du lịch, sản phẩm thu hút khách.

Theo bà Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty cổ phần DLCĐ Đà Bắc, DLCĐ không đặt mục tiêu chính là làm giàu mà nhằm cải thiện sinh kế bền vững, tăng thu nhập cho người dân. Quan trọng hơn cả là hướng bà con đến các giá trị văn hoá, tự nhiên cần bảo vệ. Đến nay, nhận thức, ý thức của người dân tại các điểm DLCĐ về công tác bảo tồn giá trị tài nguyên cho phát triển du lịch bền vững được nâng cao. Đồng thời, các phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ, kiến trúc truyền thống… được quảng bá, giới thiệu tới đông đảo du khách.

Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định: Nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách quốc tế đang hướng tới những sản phẩm du lịch mang giá trị văn hoá truyền thống (độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (nguyên sơ, hoang dã), du lịch bền vững, du lịch xanh. DLCĐ của tỉnh đã và đang tạo được sức hút với khách quốc tế. Nguồn khách nội địa đến trải nghiệm tại vùng nông thôn, miền núi ngày càng tăng. Tuy nhiên, DLCĐ cũng đứng trước nhiều thách thức: tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh gây ô nhiễm môi trường và làm mai một bản sắc văn hoá các dân tộc; hoạt động du lịch khiến cảnh quan môi trường bị tác động. Một số điểm DLCĐ sử dụng vật liệu bê tông, gạch, ngói để xây dựng nhà ở nên không còn giữ được kiến trúc truyền thống. Những nông dân làm DLCĐ trên các bản làng trong tỉnh cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, tích cực tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào tăng trưởng du lịch chung, xây dựng "thương hiệu” du lịch Hoà Bình – vùng đất đậm đà bản sắc văn hoá, nhiều trải nghiệm hấp dẫn cùng hình ảnh nông dân làm du lịch chuyên nghiệp, thân thiện và chu đáo.


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục