(HBĐT) - So với mọi năm, năm nay, nhà Hàng A Bô ở xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò có cái Tết no ấm, đủ đầy hơn, bởi nhà Bô xuất bán hơn chục con lợn, lại được giá. Nhờ vậy, người già và bọn trẻ trong nhà có thêm bộ quần áo mới, bánh dầy cũng được làm nhiều hơn so với mọi năm... Trò chuyện, Hàng A Bô phấn khởi: Được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, con giống, kỹ thuật, sau một thời gian triển khai mô hình chăn nuôi lợn bản địa, đàn lợn của gia đình đã phát triển lên hơn chục con. Tết vừa rồi bán đàn lợn đã mang về nguồn thu hàng chục triệu đồng.


Bài 2 - Thay đổi tư duy sản xuất, giúp bản Mông đuổi con "ma đói”, "ma nghèo”




Với việc đầu tư, chăm sóc hơn 1 ha chè Shan tuyết, mỗi năm gia đình anh Sùng A Pha ở xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) có nguồn thu hàng chục triệu đồng. 

Theo đồng chí Sùng A Sía, Chủ tịch UBND xã Pà Cò, ở Pà Cò không chỉ có gia đình Hàng A Bô mà còn nhiều hộ khác đã được hỗ trợ của Nhà nước tham gia mô hình chăn nuôi lợn bản địa hiệu quả. Nhờ đó, từ chỗ nhiều hộ có đời sống khó khăn nay đã ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo...

Đồng chí Hà Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Không chỉ tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, thời gian qua, 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã được quan tâm đầu tư các dự án, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị. Như mô hình chăn nuôi lợn bản địa hiện có hơn 40 hộ tham gia; dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Gà đen Mai Châu”; hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật về sản xuất, phòng trừ dịch hại trên cây ngô, lúa, rau an toàn các loại; hỗ trợ đầu tư 2 dự án chăn nuôi bò và trồng rau an toàn... đã đem lại hiệu quả tích cực.
Cũng theo đồng chí Sùng A Sía, Chủ tịch UBND xã Pà Cò, từ hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các cấp đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Chuyển từ tư duy sản xuất thụ động sang chủ động, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Nhờ vậy mang lại hiệu quả tích cực.

Gia đình Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò vốn là hộ nghèo, cuộc sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với cây ngô là chính, trước đây quanh năm thiếu đói. Từ khi được UBND huyện hỗ trợ 3 con lợn nái sinh sản giống bản địa theo chương trình chăn nuôi lợn bản địa, đời sống gia đình Sồng A Cang có khởi sắc. Từ 3 con lợn giống ban đầu, sau hơn 1 năm đã phát triển đàn lợn lên hơn chục con, đời sống của gia đình Sồng A Cang không còn bị con "ma đói” đeo đuổi.

Gia đình Sùng A Đô ở cùng xóm cũng từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ đầu tư chăn nuôi lợn bản địa. Sùng A Đô chia sẻ: Trước đây, chăn nuôi lợn bản địa của người dân hoàn toàn theo hướng thả rông, hoang dã. Tính bình quân từ khi nuôi đến lúc xuất bán chỉ đạt khoảng 10 - 15 kg/con. Từ khi được cán bộ hướng dẫn, người dân đã chuyển sang chăn nuôi theo hình thức bán hoang dã. Ngoài thả rông để lợn tự kiếm ăn, hộ chăn nuôi bổ sung thêm nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như rau, cám, cây chuối, thức ăn dư thừa... Do vậy, hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt. Trọng lượng khi xuất bán tăng từ 15 kg/con lên 25 - 35 kg/con trong cùng thời gian chăn nuôi tầm 10 tháng. Với giá bán khoảng 120 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi con lợn khi xuất bán đạt từ 3 - 4 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí mang lại khoản tiền đáng kể. Nhờ vậy, không chỉ gia đình Sồng A Cang, Sùng A Đô mà nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn như Phàng A Sồng, Hàng A Bô, Sùng A Si từng bước đuổi được con "ma đói”, "ma nghèo”.

Cũng giống như Pà Cò, từ chỗ sản xuất lạc hậu, được sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của các ngành, các cấp, đến nay, xã Hang Kia đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính ổn định, bền vững, đem lại hiệu quả cao. Như mô hình chăn nuôi dê, gà, bò bản địa, chăn nuôi lợn nái sinh sản... đã tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đáng kể nhất là việc Hang Kia đã triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản. Được triển khai với số lợn giống ban đầu 131 con, giao cho 131 hộ chăn nuôi. Sau 1 năm đàn lợn đã sinh sản thêm 563 con, đem lại giá trị hàng trăm triệu đồng. Đến nay, mô hình tiếp tục được duy trì hiệu quả, bình quân mỗi hộ có từ 1 - 2 đầu lợn sinh sản. Ngoài chăn nuôi lợn, nhiều chương trình, dự án trồng trọt, chăn nuôi, mô hình sản xuất mới, du lịch cộng đồng được đưa vào triển khai. Qua đó xuất hiện nhiều gia đình làm kinh tế giỏi như: Vàng A Cấu, xóm Pà Khôm; Sùng A Dếnh, xóm Thung Mặn; Sùng Y Gánh, Sùng Y Múa, xóm Hang Kia... Hàng năm có hàng chục hộ được công nhận hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự thay đổi trong tư duy sản xuất đã góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo của 2 xã. Nếu năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo ở Hang Kia là 36,18% thì năm 2022 còn 29,43% (giảm 6,75%, giảm 44 hộ); tỷ lệ hộ nghèo xã Pà Cò giảm 6,49%, từ 38,52% năm 2021 còn 32,03% năm 2022 (giảm 38 hộ); GRDP bình quân đầu người năm 2022 xã Hang Kia đạt 28,5 triệu đồng, xã Pà Cò đạt 19,4 triệu đồng; tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia và người dân được hưởng BHYT của 2 xã đạt 100%... Từ đó từng bước đuổi con "ma đói”, "ma nghèo” vốn đeo đẳng cuộc sống người dân, làm cho bản Mông sáng lên từng ngày.

Mạnh Hùng




Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục