Sau nhiều năm thực hiện các đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án khác, đời sống người dân vùng hồ từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, vùng hồ còn nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh, đời sống người dân thấp hơn so với mặt bằng chung… Đặc biệt, người dân vẫn thiếu đất sản xuất, thiếu mặt bằng làm nhà ở, điện chưa ổn định, nguy cơ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, thiên tai.
Đường 433 từ thành phố Hòa Bình đến thị trấn Đà Bắc được đầu tư, nâng cấp, tạo thuận lợi cho đi lại và giao thương.
Sau hơn 40 năm chuyển dân và thực hiện các chương trình, dự án phát triển KTXH, huyện Đà Bắc đã được những kết quả quan trọng. Với các nguồn lực đầu tư, đến nay, hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm được đầu tư cơ bản, đời sống người dân được nâng lên. Song nhìn chung, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; một số địa phương còn thiếu đất sản xuất, nhà ở so với nhu cầu của nhân dân; giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao...
Như huyện Đà Bắc - trung tâm của vùng hồ Hòa Bình, đời sống của bà con thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người của huyện khoảng 45 triệu đồng, trong đó các xã vùng hồ chỉ hơn 30 triệu đồng; hộ nghèo toàn huyện còn 25,7%, các xã vùng hồ tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo khoảng 70%, tập trung ở các địa phương như: các xóm Chanh, Hà (xã Đồng Ruộng); các xóm Cơi, Bưa Ruốc (xã Nánh Nghê); các xóm Kế, Tuổng Đồi, Tuổng Bãi (xã Mường Chiềng)… Toàn huyện có 7,7 vạn ha, trong đó đất lâm nghiệp và đất rừng khoảng 7 vạn ha, có cả rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt. Người dân chưa thể có cuộc sống ổn định từ rừng, chi trả phí bảo vệ môi trường rừng thấp nên cũng rất khó khăn. Đất trồng lúa toàn huyện có trên 1.400 ha, tập trung ở các xã Tú Lý, Cao Sơn, Đồng Chum, Mường Chiềng, Giáp Đắt... Trong đó, diện tích đất trồng lúa của người dân vùng hồ chỉ khoảng hơn 400 ha.
Huyện Đà Bắc nằm trong vùng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ, sạt lở. Nguồn lực đầu tư hạn chế, chi phí đầu tư cao nhưng chỉ cần một đợt mưa lớn lại hư hỏng. Năm 2017, đợt mưa lũ lịch sử trên địa bàn đã gây sạt lở lớn, hệ thống hạ tầng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; có tới 4 người ở xã Suối Nánh giờ vẫn chưa tìm thấy. Đợt mưa lũ tháng 9/2024, trên địa bàn huyện có nhiều điểm trượt sạt và nguy cơ cao, lở đất đã vùi lấp, cướp đi sinh mạng 4 người trong một gia đình ở xã Tân Minh, huyện phải tổ chức di dời khẩn cấp hàng trăm hộ dân.
Để thực hiện đề án trong giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1554-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1616-QĐ/UBND, ngày 5/8/2022 của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình kiến nghị UBND tỉnh giao UBND các huyện vùng đề án bố trí lồng ghép các chương trình, dự án để tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao.
UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng, chủ đầu tư tăng cường phối hợp với cơ quan thường trực rà soát, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo quy định của pháp luật. UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý dự án các công trình NN&PTNT rà soát kế hoạch triển khai thực hiện, phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ giải ngân. Rà soát kết quả thực hiện các mục tiêu, kết quả lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia tại 34 xã trong vùng đề án giai đoạn 2009 – 2022. Từ đó, xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư phát triển sản xuất đạt hiệu quả.
Bí thư Huyện ủy Đà Bắc Bùi Đức Hậu chia sẻ: Đà Bắc vẫn là huyện nghèo của tỉnh và là 1/74 huyện nghèo của cả nước, còn nhiều khó khăn. Do vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 thoát nghèo là khó khả thi. Song trong những năm tới, cơ hội cho vùng hồ thủy điện cũng đã rõ nét hơn.
Ngày 20/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1648/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã đưa ra các quan điểm, mục tiêu phát triển, nhiệm vụ, quy hoạch các khu chức năng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và hiện đang triển khai. Ngày 25/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 439/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035. Trên cơ sở đó, các huyện, thành phố vùng hồ Hòa Bình đang triển khai các quy hoạch vùng hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng, trong đó phát triển du lịch là cơ hội lớn để vùng hồ khởi sắc.
Huyện Đà Bắc đứng trước những cơ hội phát triển và đang triển khai quy hoạch vùng huyện đến năm 2040 với định hướng du lịch là một trong những mũi nhọn, mục tiêu phấn đấu đưa huyện "Phát triển kinh tế - xã hội bền vững theo hướng nông nghiệp, dịch vụ”. Theo đó, xác định trục phát triển bám vào hành lang đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; 2 vùng động lực bám theo trục đường 433 và 1 trục bám vào đường ven hồ Hòa Bình; 3 vùng phát triển theo hướng phát triển xanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dưới tán rừng gắn với sản xuất hàng hóa. Theo Quyết định số 439/QĐ-TT, ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, huyện Đà Bắc có 7 xã nằm trong quy hoạch (Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Toàn Sơn). Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao mạo hiểm, chăm sóc sức khỏe, tín ngưỡng, văn hóa trải nghiệm đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện dân sinh.
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long chỉ đạo Ban Ban Thường vụ Huyện ủy Đà Bắc xây dựng nghị quyết chuyên về phát triển KT-XH, phấn đấu thoát nghèo vào năm 2030. Huyện Đà Bắc đang huy động các nguồn lực đầu tư phấn đấu phát triển KT-XH, nâng cao dân trí, giảm nghèo bền vững. Trong đó, tính toán đầu tư hạ tầng đường 433 - tuyến đường độc độc đạo đi các xã vùng cao, liên tục trượt sạt hàng năm; trước mắt làm ½ tuyến đến ngã ba Ênh - Giáp Đắt - Tân Pheo theo chuẩn giao thông cấp 4 miền núi theo quy hoạch. Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, thu hút nhà đầu tư phát triển du lịch, nông nghiệp, công nghiệp; giữ gìn bản sắc các dân tộc Tày, Dao, Mường để phát triển du lịch. Huyện đang tập trung giải phóng mặt bằng đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu khoảng 22 km để bàn giao cho chủ đầu tư thi công theo chỉ đạo Thủ trướng Chính phủ, phấn đấu hoàn thành dự án vào cuối năm 2027. Đối với tuyến đường này, cán bộ và nhân dân đồng tình ủng hộ. Về thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, đến nay đã đạt 17/22 chỉ tiêu; các chỉ tiêu còn lại đang nỗ lực phấn đấu. Bên cạnh đó, huyện đang phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu bổ sung phấn đấu cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc vào năm 2025.
Theo đồng chí Bùi Văn Tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, vấn đề cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thực tế là câu chuyện lâu dài và chưa có kết thúc. Vùng hồ vẫn là vùng "trũng", chậm phát triển của tỉnh Hòa Bình và của cả nước; hạ tầng yếu kém về nhiều mặt, cuộc sống người dân nhiều xã, xóm vẫn chưa ổn định. Để giải quyết căn cơ vấn đề chuyển dân vùng hồ Thủy điện Hòa Bình, trước hết địa phương phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các địa phương cần phải có quyết tâm chính trị rất cao thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp cải thiện sinh kế cho người dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tính toán đầu tư dứt điểm cho hạ tầng, đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, bởi Đề án phát triển KT-XH, ổn định dân cư vùng chuyển dân lòng hồ Hòa Bình đã kéo dài khoảng 20 năm nay.
Lê Chung
Để nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp phụ thuộc vào hoạt động của mỗi đại biểu dân cử. Mỗi đại biểu trên địa bàn tỉnh đã và đang khắc phục những khó khăn, hạn chế, phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Thực sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Hoà Bình.
Khi được cử tri tin tưởng bầu chọn, các đại biểu đều quyết tâm thực hiện lời hứa để xứng đáng với sự kỳ vọng của Đảng, sự tin tưởng của Nhân dân. Thực hiện lời hứa với Nhân dân là nhiệm vụ đau đáu đối với mỗi người đại biểu dân cử tỉnh Hoà Bình.
Với quan điểm "lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân”, "vấn đề được lựa chọn chất vấn phải đúng và trúng, vừa có tính thời sự, gắn với đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan chức năng”, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND tỉnh Hoà Bình đã đưa lên nghị trường đầy ắp tiếng dân.
Những năm qua, các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND các cấp tỉnh Hòa Bình đã gắn với vấn đề nóng, bức xúc được cử tri và Nhân dân trong tỉnh quan tâm. Các vấn đề đã được xem xét, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo quy định. Đại biểu dân cử quyết tâm theo đuổi, bám sát đến cùng đối với những kiến nghị chính đáng của cử tri chưa được giải quyết dứt điểm.
Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, xác định được vị thế, trọng trách của mình, Đoàn ĐBQH và HĐND các cấp tỉnh Hoà Bình có nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, xứng đáng là người đại biểu dân cử (ĐBDC), đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng, Nhân dân giao phó.
Thời gian qua, việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo là chủ trương lớn, đúng đắn và kịp thời, được tỉnh Hòa Bình quan tâm thực hiện thông qua hình thức đa dạng. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành, đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã chung tay, huy động nguồn lực hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực giúp người nghèo "an cư, lạc nghiệp”, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.